Trẻ ở độ tuổi mầm non đặc biệt nhạy cảm, dễ hoảng loạn khi xảy ra hoả hoạn. Lứa tuổi này cũng hiếu động và nhanh quên. Vì vậy cần có biện pháp hướng dẫn kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non. Giúp con ghi nhớ các kĩ năng chống cháy, xử trí tình huống nguy cấp. Cùng Edupace tìm hiểu ngay.
>>>> Xem thêm: Hướng dẫn phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học
1.Vì sao cần hướng dẫn kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non?
Dạy trẻ các kĩ năng phòng cháy chữa cháy ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng bởi:
- Hạn chế thương vong, nguy cơ tử vong: Trẻ biết được những việc nên làm khi gặp hoả hoạn sẽ an toàn hơn trước lửa và khí độc. Bên cạnh đó, nếu con biết được cách dùng bình chữa cháy hoặc các phương pháp dập lửa sẽ giúp tránh được việc lửa bén vào người, dẫn tới phỏng nặng.
- Đảm bảo an toàn cho bản thân: Trẻ am hiểu về kiến thức phòng cháy chữa cháy sẽ giúp con xử lí tình huống nhanh nhạy, thoát nạn an toàn hơn. Từ đó giảm thiểu nguy cơ thương vong.
- Hỗ trợ người xung quanh: Với những kiến thức nắm vững về phòng cháy chữa cháy, trẻ có thể dùng bình chữa cháy, vòi nước,… để giúp đỡ những người xung quanh.
>>>> Xem thêm: Top 5 mẫu đơn xin nhập học chuyển trường ngắn gọn, thuyết phục
2. Một số kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non
Hãy giúp con hiểu rõ mối nguy hiểm từ vụ cháy và hướng dẫn con cách thoát hiểm an toàn bởi đa phần trẻ nhỏ. đặc biệt là trẻ mầm non. Để giúp con trẻ an toàn và ứng phó kịp thời khi gặp hỏa hoạn. Một số kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non cần phải biết là:
2.1 Phải báo ngay cho người lớn khi phát hiện có cháy
Trẻ con còn quá non nớt để tự nhận biết về ngọn lửa. Vì thế ba mẹ phải giúp con báo động cho người xung quanh khi có cháy nổ. Đồng thời, giáo viên và cha mẹ cũng cần nhắc nhở con không được chủ quan. Tự ý giải quyết vấn đề khi không có người lớn bên cạnh.
Hãy giúp con hiểu rằng việc thông báo cho người lớn biết vụ cháy nổ sớm. Giúp vấn đề được giải quyết một cách hiệu quả.
>>>> Xem thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học và cách để vượt qua nỗi sợ
2.2 Hướng dẫn trẻ gọi điện tới số điện thoại PCCC 114
Một trong những kỹ năng phòng cháy chữa cháy mà trẻ mầm non cần ghi nhớ đó là gọi ngay cho đội cứu hoả 114. Khi cảm thấy có dấu hiệu của một vụ hoả hoạn, như mùi khét, khói đặc hoặc lửa cháy thì trẻ hãy gọi ngay tới đội phòng cháy chữa cháy. Ba mẹ hãy giúp con làm quen với mã số lính chữa cháy là 114.
Đồng thời xây dựng tình huống và giúp con hiểu rằng việc gọi lính cứu hoả sau khi phát hiện có cháy là một hành động thông minh, xứng đáng được biểu dương.
2.3 Hô lớn, thông báo cho mọi người xung quanh khi có cháy
Hãy nhắc nhở con ngay khi nghe có mùi khét kèm khói đen hoặc tia lửa ở xung quanh, hãy kiểm tra cầu dao trong nhà đã được đóng hay chưa, nếu chưa hãy tắt chúng đi nhằm tránh chập điện gây hư hỏng toàn bộ mạch điện trong nhà, hoặc lây lan qua các thiết bị khi đang cắm điện cũng gây phát nổ.
Với trẻ quá hiếu động khi ở lứa tuổi mầm non, tiểu học, hãy nhắc nhở con gọi ngay cho người thân để có phương án thoát nạn an toàn và báo cho lực lượng cứu hộ kịp thời.
>>>> Xem thêm: 6 tuổi học lớp mấy theo quy định của Bộ Giáo dục?
2.4 Hướng dẫn trẻ cách giữ vững tâm lý
Một trong những kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non là cách giữ bình tĩnh. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là điều quan trọng bậc nhất để có thể giảm thiểu những rủi ro, nguy hiểm xảy đến với trẻ khi có hoả hoạn. Vì vậy, ba mẹ và cô giáo cũng nên hỗ trợ con, tạo cho con một tâm lý vững vàng khi có đám cháy.
2.5 Cho trẻ biết lối thoát hiểm, biển hiệu chỉ dẫn lối thoát hiểm
Nếu bé ở nhà, ba mẹ hãy chỉ dẫn những lối thoát hiểm có thể sử dụng và cách dùng khăn ướt che mũi nhằm hạn chế hít phải khí độc trong khi thoát nạn. Trường hợp con đi học, đi chơi ở nơi khác, bạn hãy hướng dẫn con nhìn và đọc biển báo chỉ dẫn lối thoát hiểm cũng như cách di chuyển để thoát khỏi nơi có hoả hoạn nhanh chóng nhất.
Ba mẹ cần hướng dẫn con cách tìm lối thoát hiểm khi có cháy nổ. Chẳng hạn như nếu gia đình ở chung cư, trẻ cần được hướng dẫn cách di chuyển an toàn từ cửa sổ chung cư đến cầu thang bộ (nơi có chữ Exit). Trước khi di chuyển cần chú ý không có khói độc mới được di chuyển xuống dưới mặt đất và tuyệt đối không dùng thang máy để thoát hiểm.
2.6 Hướng dẫn trẻ dùng thang thoát hiểm nếu có
Mọi toà nhà đều có thang thoát hiểm dùng trong trường hợp cháy nổ. Khi phát hiện có cháy, trẻ cần phải biết cách chạy đến thang thoát nạn nhanh chóng nhất nhằm bảo vệ tính mạng cho bản thân. Ba mẹ có thể vừa dạy kỹ năng phòng cháy chữa cháy. Vừa thực hành với con, giúp con phát triển kỹ năng di chuyển an toàn và né tránh nguy hiểm. Đồng thời cảnh báo con không được dùng thang máy như lối thoát hiểm khi có cháy.
>>>> Xem thêm: Cẩm nang cách dạy con học lớp 1 bố mẹ nên biết
2.7 Dạy trẻ cách xử lý che miệng, ngăn hít phải khói độc
Kỹ năng phòng cháy chữa cháy ở trẻ mẫu giáo bao gồm việc phải biết dùng khăn ướt bịt miệng khi có khói. Trẻ cần được ba mẹ giải thích về mức độ nguy hại của khói độc trong một đám cháy. Từ đó học được kỹ năng dùng khăn nhúng nước để bịt miệng, tránh hít phải khói. Khăn, giấy dùng để vệ sinh cũng cần được dự trữ sẵn trong nhà. Hoặc để ở nơi dễ dàng nhìn thấy nhằm hạn chế ẩm mốc.
2.8 Hướng dẫn trẻ che kín cửa ngăn khói
Để đề phòng trường hợp đám cháy xảy ra tại lối ra duy nhất của trẻ. Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách giữ an toàn cho mình càng lâu càng tốt. Từ đó kéo dài thời gian để người lớn tới gần và nhanh chóng đưa trẻ vào chỗ an toàn. Một trong những biện pháp hữu hiệu là sử dụng khăn nhúng ướt và bịt kín kẽ hở của cửa sổ nhằm ngăn chặn không khí từ bên ngoài tràn vào.
>>>> Xem thêm: Thủ tục nhập học lớp 1 cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
2.9 Dạy trẻ cách di chuyển trong đám cháy và cách sử dụng bình chữa cháy
Những vụ tử vong do cháy đa phần đền từ ngạt khói và ngộ độc khí độc do khói. Vì thế, cách di chuyển trong đám cháy được coi là một trong những phần cơ bản nhất. Chẳng hạn như dùng khăn thấm ướt để che kín đầu, hạ thấp mình. Trườn dọc theo tường để tìm lối thoát. Nghiêm trọng hơn, trường hợp quần áo bắt lửa. Trẻ cần biết được cách đứng và lăn xung quanh để dập tắt lửa.
Đối với những nhà có bình chữa cháy mini. nên cho con tiếp xúc với vật dụng này để chữa cháy. Bạn có thể bắt đầu tập cho con với những ngọn lửa nhỏ, thân thiện với trẻ.
2.10 Hướng dẫn cách xử lý nếu chẳng may lửa bén vào quần áo
Cách xử lý lửa cháy trên quần áo là một kỹ năng mà bé cần phải biết. Khi có lửa cháy bén vào quần áo, ba mẹ cần dạy con cách dập tắt ngọn lửa nhằm đảm bảo an toàn. Ba mẹ nên dạy bé sử dụng vòi nước dội lên nơi bị cháy. Thêm đó, cần làm ẩm quần áo để giảm khả năng gây cháy.
Bài viết liên quan:
- Trẻ 3 tuổi học gì ở trường mầm non? Bố mẹ nào cũng nên biết
- 6 phương pháp dạy con học tiếng Việt lớp 1 hiệu quả, dễ hiểu
- Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Thời điểm vàng cho bé
- 10+ cách làm đồ dùng học tập bằng giấy đẹp, cute, đơn giản dễ làm
Trên đây là phương pháp hướng dẫn kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non. Edupace hy vọng các bậc cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc dạy trẻ. Từ đó, góp phần giúp con em đảm bảo an toàn tính mạng bản thân.