Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu? là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh quan tâm và lo lắng. Vậy làm sao để giúp con vượt qua giai đoạn này? Cùng Edupace tìm hiểu trong bài viết sau.
>>>> Xem thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học và cách để vượt qua nỗi sợ
1. Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài từ khi bé được 18 tháng (hoặc có thể hơn) cho đến 3 tuổi. Ở giai đoạn khủng hoảng, các bé thường có mong muốn được độc lập, sẵn sàng thể hiện nguyện vọng và nhu cầu ngay cả khi nó đi ngược lại với người khác.
>>>> Xem thêm: Cẩm nang cách dạy con học lớp 1 bố mẹ nên biết
2. Dấu hiệu của khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ
Khi bước vào khủng hoảng tuổi lên 2, bé sẽ có các biểu hiện như: Tức giận, tâm trạng thay đổi đột ngột sang cáu gắt, khóc lóc, la hét khi không hài lòng. Ngoài ra, một vài dấu hiệu khủng hoảng khác mà ba mẹ cần lưu ý như:
- Dùng chân để đá hoặc cắn khi tức giận
- Con đang vui vẻ bỗng dưng khóc nức nở
- Con có thể đánh nhau với anh, chị em và bạn bè nhiều hơn
- Con tự làm tổn thương chính mình
- Con không có khả năng tự bình tĩnh sau khi tức giận
- Tần suất nổi giận từ 10 – 20 lần/ngày
>>>> Xem thêm: Làm thế nào để giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học đúng cách?
3. Cách xử lý khi con bị khủng hoảng tuổi lên 2
Việc ứng xử và xử lý khi con gặp khủng hoảng đối với ba mẹ quả thật không hề dễ dàng. Do đó, nếu như con đang gặp phải tình trạng này, bố mẹ có thể tham khảo và lựa chọn các cách dưới đây.
3.1 Xác định chính xác tính cách và tâm lý của con
Mỗi bé đều sẽ có tính cách và tâm sinh lý khác nhau. Đặc biệt trong giai đoạn con bị khủng hoàng này, cảm xúc của con được bộc lộ một cách rõ nét và thay đổi nhanh chóng. Chúng rất dễ giận dữ và nổi cơn thịnh nộ khi không vừa ý với điều gì đó. Vậy nên, việc hiểu rõ con sẽ giúp bố mẹ chọn được cách ứng xử sao phù hợp nhất với hành động của con.
>>>> Xem thêm: Thông tin mới nhất về học phí mầm non công lập 2024
3.2 Dự đoán thời điểm con sẽ kích động
Theo nhiều nghiên cứu được chỉ ra, việc nắm bắt tâm lý và tính cách của con là rất cần thiết cho quá trình dự đoán thời điểm con bị kích động. Lúc này phụ huynh có thể nhanh chóng xoa dịu tâm trạng của con bằng cách trò chuyện nhẹ nhàng hoặc đưa ra những lựa chọn mà con mong muốn.
Chẳng hạn như khi mặc quần áo cho con, bố mẹ có thể hỏi xem hôm nay con thích màu gì, con thích mặc kiểu nào. Như vậy, con sẽ dễ dàng đưa ra lựa chọn và không cảm thấy bực tức. Tuy nhiên, chỉ khi nào bố mẹ thật sự hiểu con mới có thể dự đoán được thời điểm kích động.
3.3 Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn khi con bị khủng hoảng
Khi con bị khủng hoàng bố mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh và thật kiên nhẫn với con. Lúc này, phụ huynh có thể để con ngồi một mình và nói chuyện nhẹ nhàng giúp con nhanh chóng quên đi cơn giận. Bố mẹ càng bình tĩnh bao nhiêu, thì con càng dễ lấy lại bình tĩnh bấy nhiêu.
>>>> Xem thêm: 6 tuổi học lớp mấy theo quy định của Bộ Giáo dục?
3.4 Tìm ra nguyên nhân khiến con bị khủng hoảng
Khi con bắt đầu xuất hiện những hành động và phản ứng dữ dội và cực đoan, bố mẹ đừng vội trách mắng mà hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân thật sự đằng sau. Và nếu như bé mệt, bé đói hay bé buồn chán thì những hàng động quá đà sẽ xảy ra, không hẳn là do khủng hoàng nên bố mẹ nên lưu ý điều này. Vậy nên, nếu được thì bố mẹ hãy cố gắng hỏi thăm con và quan sắt xem con thật sự mong muốn và hiểu điều gì.
3.5 Nói chuyện nhẹ nhàng khi con đã bình tĩnh
Khi con đang ăn vạ hay khóc, bố mẹ không nên đưa ra bất kỳ lý lẽ hay lời quát mắng nào với con. Thay vào đó, phụ huynh hãy nhẹ nhàng nói chuyện với con và hỏi han con nhiều hơn. Sau nhiều lần lặp đi lặp lại hành động, bé sẽ tự hiểu là cơn giận của mình không hiểu quả mà chỉ làm cho bản thân mệt hơn thôi.
>>>> Xem thêm: 11 cách làm sao để bé đi học không khóc cực hiệu quả
3.6 Sắp xếp thời gian biểu phù hợp với con
Một trong những nguyên nhân khiến con bị khủng hoảng đó là bố mẹ tập trung vào một công việc nào đó và không chú ý đến con. Vì vậy, bố mẹ nên tránh việc riêng và chú tâm vào những lúc con bị đói, mệt và buồn ngủ.
Ngoài ra, khi bố mẹ chuẩn bị đi đâu hãy nói với con rằng mình chuẩn bị rời đi và mẹ mong con hãy tự chơi đồ chơi trong một khoảng thời gian nào đó. Sau đó, hãy hứa rằng mẹ sẽ quay trở lại và mua quà cho con.
Bài viết liên quan:
- Trẻ 3 tuổi học gì ở trường mầm non? Bố mẹ nào cũng nên biết
- Hướng dẫn phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học
- 15 cách dạy bé học chữ cái nhanh thuộc, tạo hứng thú và niềm vui
- 6 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh chuẩn xác và hiệu quả nhất
Như vậy, qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu. Cảm ơn các bạn đã lựa chọn chúng tôi để tham khảo thông tin. Đừng quên theo dõi Edupace để đọc những nội dung thú vị khác nữa nhé!