Nhiều bố mẹ cho rằng những thay đổi về tâm lý của trẻ vào tuổi dậy thì là điều bình thường và sẽ tự phục hồi khi hết lứa tuổi này. Tuy nhiên, điều này không đúng bởi những vấn đề ở giai đoạn dậy thì nếu không được cải thiện có thể khiến trẻ lâm vào tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Nếu bạn cũng đang có con trong tuổi dậy thì, hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để trò chuyện với con.
>>>> Xem thêm: Bé vào lớp 1 cần chuẩn bị gì để có một năm học thành công
1. Một số dấu hiệu cho thấy bé khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là hiện tượng xảy ra thường xuyên ở trẻ vì lượng hormone nam và nữ ở giai đoạn này thay đổi nhanh chóng tạo ra những biến đổi về thể chất, tâm lý. Sự thay đổi này khiến cho trẻ dễ trở nên căng thẳng tâm lý.
1.1 Cảm xúc của con thay đổi thất thường
Những trẻ trong độ tuổi dậy thì sẽ có các biểu hiện buồn bực, dễ nổi cáu khi gặp bất cứ khó khăn nào. Và ở lứa tuổi này thì các con thường dễ vui nhưng cũng có thể chuyển biến thành cảm giác chán nản, buồn bã một cách khác thường. Tâm lý của trẻ đang dậy thì rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng từ những lời nói hoặc hành vi của người thân, bè bạn, thầy cô,…
1.2 Tâm lý có phần rối loạn
Quá trình dậy thì là giai đoạn thay đổi cả thể xác và tâm lý của trẻ. Những thay đổi về ngoại hình như nữ có vú, nam có râu, chiều cao tăng lên,… khiến trẻ cảm thấy khác biệt so với các bạn hoặc bị các bạn xung quanh chọc ghẹo. Từ đó xuất hiện tâm lý mặc cảm, sợ giao tiếp và dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng tâm lí tuổi dậy thì.
>>>> Xem thêm: 6 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh chuẩn xác và hiệu quả nhất
1.3 Thói quen ăn uống thay đổi
Vào lứa tuổi dậy thì, các em cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể. Tuy nhiên, nhiều trẻ rơi vào tình trạng bị ám ảnh bởi ngoại hình của mình và lo sợ bạn bè trêu chọc, vì vậy chúng thường không thèm ăn hoặc ăn quá ít so với ngày thường.
Ngược lại có một số trẻ còn ăn uống một cách thiếu khoa học và dẫn đến tình trạng béo phì. Những trường hợp trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể của trẻ đang dậy thì và chính vì vậy bố mẹ hãy chú ý về vấn đề dinh dưỡng cho con trong giai đoạn này.
1.4 Có suy nghĩ tiêu cực hoặc sử dụng một số chất gây nghiện
Trong vài năm trở lại đây, trẻ ở độ tuổi từ 10 – 16 tuổi được tiếp xúc nhiều với mạng xã hội cùng với bản tính tò mò, ham học hỏi ở độ tuổi này nên trẻ dễ dàng bị kích thích, ảnh hưởng bởi những nội dung tiêu cực. Việc lạm dụng chất kích thích, thuốc lá ở độ tuổi này là vấn đề vô cùng nguy hiểm mà bố mẹ không thể nào bỏ qua.
>>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi học gì ở trường mầm non? Bố mẹ nào cũng nên biết
2. Cách ba mẹ cùng con vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là vấn đề tâm lý nghiêm trọng cần được bố mẹ can thiệp trước khi dẫn đến hậu quả nặng nề hơn có thể dẫn đến.
2.1 Bố mẹ thường xuyên chia sẻ và nói chuyện với con
Khi bố mẹ thường xuyên dành nhiều thời gian cho công việc và có ít thời gian gặp gỡ con trẻ là nguyên nhân khiến cho trẻ dễ dàng rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lí do không sự lắng nghe, chia sẻ từ bố mẹ. Chính vì vậy, các phụ huynh cần phải thường xuyên quan tâm, hỏi thăm đến những hoạt động hàng ngày của con trên trường lớp.
Khi bạn theo dõi biểu hiện, cảm xúc thường ngày của con sẽ nhanh chóng nhận thấy điều bất thường nếu con có biểu hiện của sự khủng hoảng và can thiệp kịp lúc.
>>>> Xem thêm: Luyện Easy cho bé 1 tháng tuổi có nên hay không?
2.2 Chia sẻ các kiến thức về tuổi dậy thì để con hiểu đúng
Để tránh trẻ bất ngờ với những thay đổi trong giai đoạn dậy thì, bố mẹ nên chuẩn bị kiến thức cho con như bé gái sẽ có kinh nguyệt, ngực to lên, nam dậy thì sẽ hói, mọc ria mép,… Điều này sẽ giúp trẻ có thêm kiến thức và an tâm trước những thay đổi có thể xảy ra trong thời gian tới. Khi bố mẹ chủ động chỉ dẫn trẻ sẽ giúp con có được sự tin tưởng và dễ dàng chia sẻ khi gặp bất cứ khó khăn nào trong quá trình dậy thì.
2.3 Khuyến khích con chia sẻ để hiểu hơn về hành động của con
Trong lứa tuổi dậy thì, trẻ hay khép mình và ngại chia sẻ với bố mẹ một phần là vì các bạn lo sợ bố mẹ sẽ không hiểu hoặc không tin tưởng những gì mình đang từng trải nghiệm. Chính vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích con chia sẻ về khó khăn đang gặp phải và cùng chia sẻ, đồng cảm với con. Tuỳ thuộc vào trường hợp, bố mẹ có thể hỏi ý kiến nếu bé ngại chia sẻ với bố hoặc mẹ, bởi vì một số trường hợp như các bé gái sẽ có xu hướng chia sẻ với riêng với mẹ hơn là khi có cả bố mẹ và bé.
>>>> Xem thêm: 10+ gợi ý tặng quà đầy tháng cho bé gái ý nghĩa, thiết thực
2.4 Tham khảo các khóa học tâm lý hoặc tham khảo tư vấn từ chuyên gia
Khi trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý cũng là lúc có các hành vi, suy nghĩ tiêu cực sau khi phụ huynh đã chia sẻ với con thì cần thiết phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý được tư vấn sớm nhất. Việc tìm đến sự tư vấn của chuyên gia cần được bố mẹ bé chấp nhận nhằm giúp bé cảm thấy tin tưởng và chia sẻ các suy nghĩ của mình với chuyên gia.
Các chuyên gia sẽ trò chuyện, tư vấn giúp trẻ về cách để thoát khỏi vấn đề này. Đồng thời, gia đình cũng cần đồng hành xuyên suốt giúp trẻ có được cảm giác thoải mái, yên tâm khi chữa trị.
Bài viết liên quan:
- 10 cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi dễ dàng, hiệu quả
- Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu? Dấu hiệu, cách xử lý
- Top 5 mẫu đơn xin nhập học chuyển trường ngắn gọn, thuyết phục
- Cách xin cho con học trái tuyến năm 2024 [Hướng dẫn mới nhất]
- 15 cách dạy bé học chữ cái nhanh thuộc, tạo hứng thú và niềm vui
Vấn đề khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì ngày càng phổ biến và nếu bố mẹ không quan tâm, chú ý để can thiệp sớm sẽ có thể dẫn đến tình trạng trầm trọng hơn. Vì thế, bố mẹ cần quan tâm và đồng hành cùng con trong quá trình vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì. Tham khảo thêm các bài viết của Edupace để hiểu về con.