Ngày nay, trẻ em mắc hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3 rất phổ biến vậy nguyên nhân là do đâu và cách chữa trị như thế nào? khám phá với Edupace nhé!
>>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi học gì ở trường mầm non? Bố mẹ nào cũng nên biết
1. Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Nguyên nhân do đâu?
Khủng hoảng tuổi lên 3 hay còn được gọi là rối loạn tuổi lên 3, đây được xem là hiện tượng tự nhiên trong quá trình phát triển tâm trí của trẻ nhỏ. Trong quãng thời gian này, bé khá bướng bỉnh, không vâng lời thậm chí phản kháng và thường xuyên hành động ngược lại với mong muốn của cha mẹ khiến các bậc phụ huynh cảm thấy rất bất lực, khó lòng kiểm soát được con cái dẫn đến tình trạng bị stress.
Nguyên nhân của tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3 bắt nguồn từ việc trẻ không thể diễn đạt đầy đủ những gì mình cần do khả năng ngôn ngữ còn hạn chế, trong khi nhu cầu về mặt thể chất và tinh thần đã phát triển rõ rệt. Những điều con muốn không được đáp ứng khiến bé cảm thấy khó chịu. Từ đó, đứa bé bắt đầu biểu lộ cảm xúc mạnh mẽ, thậm chí có thể chống đối cha mẹ chỉ để khẳng định rằng mình đã “lớn”.
Ngoài ra, khủng hoảng ở độ tuổi lên 3 còn bắt nguồn từ tình trạng sức khỏe của trẻ không được tốt như bị đầy hơi, táo bón, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Tình trạng sức khỏe không tốt tâm lý cũng vì thế mà bị ảnh hưởng, làm trẻ trở nên dễ cáu gắt, la hét.
>>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chuyển trường tiểu học cho con năm 2024
2. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3
Một số biểu hiện của tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3 phổ biến mà ba mẹ cần biết bao gồm:
- Phản ứng trở nên tiêu cực: Dấu hiệu của phản ứng tiêu cực này là khóc lóc, giận dữ, ăn vạ hay đập phá,… Tình trạng đó thường xảy ra khi bé không được bố mẹ đáp ứng những nhu cầu và mong muốn mình thích.
- Muốn tự làm mọi việc: Ở độ tuổi lên 3, trẻ đã bắt đầu muốn tự thực hiện mọi việc mà không cần sự trợ giúp. Thậm chí một số việc có thể vượt quá khả năng của bé, nhưng con vẫn kiên quyết muốn thử sức mình. Khi không thể thực hiện được, bé thường phản ứng bằng cách khóc lóc.
- Chống đối: Con muốn khẳng định bản thân nên không muốn tuân theo những yêu cầu của người lớn dẫn đến các hành vi như ăn vạ hoặc đập phá.
- Bướng bỉnh: Khi nhu cầu của trẻ không được đáp ứng, con sẽ biểu hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh và phản kháng lại. Đôi khi, có những thứ bé không thích nhưng vẫn kiên quyết đòi cho bằng được, chỉ vì muốn ba mẹ nuông chiều đáp ứng mọi yêu cầu của mình.
- Phá phách: Con còn có biểu hiện phá phách đồ đạc, thậm chí là những món đồ mà bản thân bé yêu thích.
>>>> Xem thêm: [Cập nhật] Cách viết đơn xin học bán trú mới nhất 2024
3. Khủng hoảng tuổi lên sẽ 3 kéo dài trong bao lâu
Không có một nhà tâm lý học trẻ em nào có thể xác định chính xác thời gian mà giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài. Bởi điều này đang phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: tính cách riêng của từng đứa trẻ, phương pháp giáo dục khác nhau từ phụ huynh và sự cố gắng của các thành viên trong gia đình có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tuy nhiên, bạn có thể ước chừng khoảng thời gian bé thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3 cụ thể từ vài tháng đến một năm tính từ nửa năm sau của tuổi lên 3 và nửa đầu của tuổi lên 4. Thông thường, các dấu hiệu của khủng hoảng sẽ có xu hướng giảm dần khi trẻ bước sang 4 tuổi nên ba mẹ đừng quá lo lắng.
Bài viết liên quan:
- 6 tuổi học lớp mấy theo quy định của Bộ Giáo dục?
- Cách xin cho con học trái tuyến năm 2024 [Hướng dẫn mới nhất]
- Mẫu đơn xin không đi tham quan của học sinh các cấp năm 2024
- Top 5 mẫu đơn xin nhập học chuyển trường ngắn gọn, thuyết phục
Như vậy, khủng hoảng tuổi lên 3 là hiện tượng hết sức tự nhiên của trẻ nhỏ, tuy nhiên Edupace mong rằng đừng vì những hành vi không đúng mực trong giai đoạn này mà ba mẹ kìm hãm đi sự phát triển của trẻ nhỏ. Bạn hãy nhớ các phương pháp giáo dục cùng sự nỗ lực của ba mẹ thực sự rất quan trọng đối với con lúc này. Chúc gia đình bạn ngày càng hạnh phúc bên nhau!