Top 10 bí quyết giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 6

Vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 6, trẻ con rất bướng bỉnh, chống đối khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Hiểu được khó khăn này Edupace chia sẻ 10 bí quyết giúp con vượt qua giai đoạn một cách hiệu quả nhất. 

>>>> Xem thêm: 6 tuổi học lớp mấy theo quy định của Bộ Giáo dục?

1. Khủng hoảng tuổi lên 6 như thế nào?

Khủng hoảng tuổi lên 6 khiến ba mẹ không khỏi hoang mang và lo lắng. Đây là giai đoạn phát triển bình thường của trẻ, đánh dấu những thay đổi quan trọng về mặt tâm lý và hành vi. Bé thường xuyên nói “không”, ngang bướng hay cãi lại với người lớn tuy những biểu hiện này khiến cha mẹ phiền lòng, hãy giữ bình tĩnh và thấu hiểu con hơn.

Những khủng hoảng tuổi lên 6 của trẻ
Những khủng hoảng tuổi lên 6 của trẻ

>>>> Xem thêm: 6 phương pháp dạy con học tiếng Việt lớp 1 hiệu quả, dễ hiểu

2. 10 bí quyết giúp con vượt qua khủng hoảng lên 6 cha mẹ cần phải biết

Khủng hoảng tuổi lên 6 không còn là nỗi ám ảnh, cha mẹ hãy “thuộc nằm lòng” 10 bí quyết sau!

2.1. Kiềm chế cảm xúc

Bí quyết đầu tiên và quan trọng nhất chính là kiềm chế cảm xúc của bản thân. Thay vì quát mắng khi con bướng bỉnh, hãy hít thở sâu, bình tĩnh và cố gắng thấu hiểu cảm xúc của con. Hãy nhớ rằng, con đang trải qua những thay đổi tâm lý phức tạp và cần sự hỗ trợ từ cha mẹ, thử nhẹ nhàng hỏi han, trò chuyện để bé chia sẻ cảm xúc.

2.2. Nghiêm khắc với trẻ

Trẻ lên 6 tuổi sẽ tăng động thích đùa giỡn, đôi khi còn ham chơi, tinh nghịch cha mẹ nên nghiêm khắc với với những hành vi sai trái của con nhưng vẫn phải thể hiện sự yêu thương và quan tâm. Hãy cho bé biết rằng cha mẹ luôn ở bên cạnh và sẵn sàng giúp đỡ con vượt qua mọi khó khăn.

Cha mẹ nên nghiêm khắc vì độ tuổi này rất tinh nghịch
Cha mẹ nên nghiêm khắc vì độ tuổi này rất tinh nghịch

>>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi học gì ở trường mầm non? Bố mẹ nào cũng nên biết

2.3. Luôn tâm sự với con

Lúc này, điều quan trọng nhất cha mẹ cần làm là dành thời gian trò chuyện, tâm sự với con. Hãy tạo cho con một không gian an toàn, cởi mở, nơi bé có thể thoải mái chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình mà không sợ bị phán xét hay trừng phạt.

Hãy biến những giây phút trò chuyện thành những khoảnh khắc vui vẻ, gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Cùng nhau đọc sách, chơi trò chơi, vẽ tranh,… Giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 6 hiệu quả nhất.

2.4. Phạt trẻ đúng cách

Phạt trẻ không phải là trừng phạt hay áp đặt, mà là hướng dẫn con nhận thức sai lầm  sửa chữa. Không nên phạt trẻ quá nặng nề hoặc áp dụng những hình phạt mang tính bạo lực. Cha mẹ có thể cho con tạm dừng hoạt động yêu thích, làm việc nhà hoặc thực hiện một số hành động mang tính giáo dục.

Phạt trẻ bằng hình thức mang tính giáo dục
Phạt trẻ bằng hình thức mang tính giáo dục

>>>> Xem thêm: 6 phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả

2.5. Dạy con biết lắng nghe

Khi cha mẹ đang nói chuyện, dạy con hãy tập trung lắng nghe và tránh ngắt. Thể hiện sự quan tâm bằng cách gật đầu, mỉm cười và duy trì giao tiếp bằng mắt. Ngoài ra, Cha mẹ hãy thể hiện cho bé thấy bản thân cũng là người biết lắng nghe bằng cách giao tiếp hàng ngày.

2.6. Thấu hiểu và chia sẻ

Hãy dành thời gian trò chuyện, tâm sự với con để hiểu được những lo lắng, bế tắc con đang gặp phải. Vì bé khủng hoảng tuổi lên 6 rất dễ nhõng nhẽo cần được quan tâm, đồng cảm của cha mẹ.

>>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin không đi tham quan của học sinh các cấp năm 2024

2.7. Cho trẻ tham gia hoạt động giải trí

Khủng hoảng tuổi lên 6 có thể khiến con bạn cảm thấy bực bội, lo lắng và dễ cáu kỉnh. Lúc này, nên cho bé tham gia các lớp học múa hát, vẽ tranh, thể thao… sẽ giúp bé phát triển kỹ năng mới, kết bạn và có thêm nhiều niềm vui.

Trẻ con rất hứng thú các trò chơi giải trí cùng bạn bè
Trẻ con rất hứng thú các trò chơi giải trí cùng bạn bè

2.8. Đừng áp đặt con cái

Cha mẹ cần tránh áp đặt con cái trong giai đoạn này. Hãy tôn trọng sự tự do, cá tính và sở thích của con. Thay vì ép buộc con theo ý muốn của mình, hãy tạo điều kiện để con tự do khám phá và phát triển bản thân.

2.9. Khen và chê đúng cách

Khen ngợi là liều thuốc tinh thần giúp con thêm tự tin và hăng hái. Tuy nhiên, khen không đúng cách sẽ khiến con ảo tưởng về bản thân vì vậy nếu con làm sai hãy hướng dẫn con  sửa chữa.

>>>> Xem thêm: 10+ cách dạy trẻ không nhận quà và đi theo người lạ

2.10. Nhờ đến chuyên gia tâm lý

Một số bé khi bị khủng hoảng tuổi lên 6 nặng rơi vào suy nghĩ tiêu cực hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nhờ đến bác sĩ tâm lý nếu con có suy nghĩ tiêu cực
Nhờ đến bác sĩ tâm lý nếu con có suy nghĩ tiêu cực

3. Tại sao trẻ khủng hoảng tuổi lên 6?

Lý do trẻ con bị khủng hoảng vào 6 tuổi là do chyển từ môi trường mầm non sang tiểu học, bé phải đối mặt với môi trường học tập mới với nhiều quy tắc, kỷ luật và yêu cầu cao hơn. Áp lực học tập tăng cao khiến bé cảm thấy lo lắng, bồn chồn và dễ cáu kỉnh.

Cũng có nhiều cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào bé, mong muốn bé học giỏi áp lực từ việc so sánh với bạn bè đồng trang lứa cũng khiến bé cảm thấy tự ti và căng thẳng.

>>>> Xem thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học và cách để vượt qua nỗi sợ

4. Một số hành vi bất thường khi trẻ lên 6

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo hành vi bất thường ở trẻ 6 tuổi:

  • Rối loạn cảm xúc: bộc lộ những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, cáu gắt, dễ nổi nóng.
  • Hành vi hung hăng: đánh bạn, la hét, ném đồ hay có hành vi bạo lực với người khác.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Trẻ ăn uống thất thường, bỏ bữa, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, dẫn đến tăng cân hoặc sụt cân đột ngột.

Bài viết liên quan:

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 6 quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của trẻ, Với những bí quyết được Edupace chia sẻ trong bài viết này chính là chìa khóa để cha mẹ đồng hành cùng con trên hành trình trưởng thành.

Đánh giá bài viết post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan

Hướng dẫn dạy trẻ 4 tháng tuổi thông minh [2024]

Bạn đang tìm kiếm bí quyết để nuôi dạy trẻ 4 tháng tuổi thông minh? Edupace sẽ giúp...

20+ Các câu đố thông minh cho học sinh tiểu học

Bộ sưu tập 20+ câu đố thông minh cho học sinh tiểu học mà Edupace sẽ cung cấp...

Có nên cho trẻ đi học sớm? 5 tác hại khi cho bé đi học quá sớm

Nhiều ba mẹ lo ngại việc cho con đi học quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả...

Tuổi Thân và Tuổi Tỵ Có Hợp Nhau Không? – Giải Đáp Chi Tiết

Tuổi Thân và tuổi Tỵ có hợp nhau không? Là 2 con giáp nằm trong bộ tứ hành...

Giải Đáp Tuổi Bính Tý Cưới Năm 2024 Được Không?

Tuổi Bính Tý cưới năm 2024 được không là thắc mắc của không ít người tuổi Chuột. Nếu...

Tuổi Tuất Và Tuổi Tý Có Hợp Nhau Không? Đánh Giá Tổng Quan

Nếu bạn thắc mắc tuổi Tuất và tuổi Tý có hợp nhau không, thì câu trả lời là...

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là gì? Có cần thiết không?

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là hình thức tổ chức cho trẻ tham gia các...

Top 7 hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non

Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng,...