Để đảm bảo sức khoẻ của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, bà bầu phải kiêng kị rất nhiều điều và kiêng xoa bụng là một trong số đó. Vậy tại sao không được xoa bụng bầu? Theo tìm hiểu của Edupace.tin, xoa bụng bầu không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ bầu và thai nhi. Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc xoa bụng bầu, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
>>>> Xem thêm: Bà bầu uống nước mơ được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi?
1. Tại sao không được xoa bụng bầu?
Với nhiều phụ huynh, xoa bụng bầu thể hiện sự âm yếm với em bé sắp chào đời. Tuy nhiên, hành động này lại có thể gây ảnh hưởng không tốt với sức khoẻ của mẹ bầu và em bé. Vậy tại sao không được xoa bụng bầu?
1.1. Làm đổi ngôi thai
Ở những tuần đầu tiên khi thai còn nhỏ, nước ối trong bụng mẹ nhiều, bé có thể di chuyển thoải mái hơn trong. Tuy nhiên, giai đoạn từ tuần 30 đến tuần thứ 32 là lúc thai nhi đã lớn. Không gian trong bụng mẹ không còn đủ rộng để xoay chuyển nên ngôi thai cũng ổn định hơn.
Trong giai đoạn này, xoa bụng bầu thường xuyên sẽ làm đổi ngôi sao. Bé sẽ rất khó xoay trở về vị trí ban đầu để mẹ sinh nở thuận lợi.
>>>> Xem thêm: Bà bầu mơ thấy rắn sinh con trai hay gái? Báo hiệu điềm gì?
1.2. Tăng nguy cơ sinh non
Từ tuần thứ 34 trở đi, mẹ bầu sẽ bắt đầu gặp những cơn co thắt giả để chuẩn bị cho đợt “vượt cạn”. Đây là giai đoạn tử cung rất nhạy cảm. Nếu xoa bụng bầu trong giai đoạn này sẽ vô tình kích thích các cơn co tử cung, dẫn tới đứt nhau thai và sinh non. Vì thế, đây cũng là một trong những lý do tại sao không được xoa bụng bầu.
1.3. Tràng hoa quấn cổ
“Tràng hoa quấn cổ” hay còn gọi là dây rốn quấn cổ là hiện tượng thường gặp ở thai nhi nếu xoa bụng bầu thường xuyên, đặc biệt là khoảng thời gian trước 30 tuần. Dây rốn quấn từ 1-2 vòng được cho là bình thường. Nhưng nếu dây rốn quấn nhiều vòng quanh cổ sẽ cản trở sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và em bé. Hậu quả là em bé sinh ra sẽ có thể chất không tốt, thiếu máu, thiếu cân. Nếu dây rốn quấn cổ quá chặt còn có thể dẫn tới tình trạng suy thai, thai lưu.
>>>> Xem thêm: Chồng 1993 vợ 1997 sinh con năm nào hợp | Luận giải chi tiết
2. Cách xoa bụng bầu đúng, an toàn
Những ảnh hưởng không tốt tới thai nhi chính là lý do tại sao không được xoa bụng bầu. Tuy vậy, việc xoa bụng bà bầu không phải lúc nào cũng xấu. Nếu xoa đúng cách, đúng thời điểm, đây vẫn được coi là một hình thức mát-xa mang đến nhiều lợi ích như:
- Giúp mẹ bầu có tinh thần thư thái, thoải mái và ngủ ngon hơn.
- Kích thích máu huyết lưu thông, giảm phù nề, xoa dịu những cơn đau khi mang thai.
- Mẹ bầu sinh dễ hơn, ít đau hơn.
- Kết nối mẹ và thai nhi, giúp mẹ cảm nhận được chuyển động của em bé và kích thích sự phát triển trí não của bé.
Để xoa bụng đúng cách, mẹ bầu và người thân cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:
- Thời gian: Chỉ nên xoa bụng 4 lần/ngày, mỗi lần tối đa 5 phút (trong 3 tháng đầu thai kỳ) và tối đa 10 phút (giai đoạn cuối thai kỳ). Nên chọn một thời điểm cố định trong ngày để thực hiện xoa bụng. Thời gian lý tưởng nhất là 9 giờ tối để tránh ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt của em bé.
- Hướng xoa bụng: Mát-xa theo hướng vòng tròn để tránh làm thai nhi bị dịch chuyển.
- Lực độ: Mát-xa nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay, không dùng cả bàn tay để ấn quá mạnh hoặc quá dồn dập, tránh gây tổn thương thai nhi.
- Nếu sử dụng các loại kem, dầu mát-xa, nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
- Có thể sử dụng dịch vụ mát-xa bầu chuyên nghiệp.
>>>> Xem thêm: Con gái sinh vào ngày mùng 1 âm có may mắn không?
3. Khi nào cần tránh xoa bụng bầu?
Xoa bụng bầu – một việc tưởng chừng đơn giản nhưng có thể gây ra những hậu quả khôn lường khi thực hiện sai cách. Đặc biệt, mẹ bầu và người thân tuyệt đối không nên xoa bụng trong 4 trường hợp dưới đây:
- 3 tháng đầu thai kỳ: Xoa bụng thường xuyên trong giai đoạn này dễ gây ra các cơn co thắt gây sẩy thai; hay khiến mẹ bầu bị mẩn đỏ, dị ứng,…
- 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là giai đoạn nhạy cảm nhất của tử cung. Xoa bụng thường xuyên trong giai đoạn này sẽ dẫn tới các cơn co thắt tử cung gây sinh non. Ngoài ra, nếu mẹ xoa bụng thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ, bé còn có thể chuyển động theo, đổi ngôi thai theo nhiều chất lợi hoặc bị dây rốn quấn cổ.
- Khi thai nhi cử động nhiều hơn bình thường: Nếu cảm nhận được con cử động nhiều hơn bình thường ở tháng giữa thai kỳ, mẹ nên tới gặp bác sĩ. Xoa bụng khi thai nhi cử động nhiều bất thường có thể kích thích bé xử động nhiều hơn, gây động thai, sảy thai.
- Mẹ đã từng sinh non hoặc bị nhau tiền đạo: Mẹ bầu từng sinh non hoặc bị nhau tiền đạo không đưỡ xoa bụng hay chạm vào bụng quá nhiều. Vì điều này có thể kích thích tử cung co thắt, dẫn tới sinh non.
Bài viết liên quan:
- Quý Dậu 1993 sinh con năm nào tốt và may mắn?
- Tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 có tốt không?
- Tuổi canh Ngọ 1990 sinh con năm nào tốt nhất?
- Chồng 1989 Vợ 1995 Sinh Con Năm Nào Hợp?
- Chồng 1997 vợ 1999 sinh con năm nào hợp, chuẩn phong thủy?
- Chọn năm sinh con thứ 2 hợp tuổi cả nhà để tránh xung khắc
Kết luận: Hy vọng bài viết trên đây của Edupace.tin đã giúp bạn hiểu rõ lý do tại sao không được xoa bụng bầu. Xoa bụng bầu sai cách có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé. Ngược lại, nếu thực hiện đúng cách, việc xoa bụng có thể giúp mẹ bầu thoải mái hơn và tạo sự kết nối giữa mẹ và thai nhi. Hãy lưu lại ngay những thông tin bổ ích trong bài viết này và chia sẻ tới người thân, bạn bè để giúp các mẹ bầu có thai kỳ khoẻ mạnh.