Cách giáo dục trẻ 18 tháng tuổi phát triển toàn diện 

Sự phát triển của bé trong giai đoạn 18 tháng tuổi gắn liền với những dấu mốc đặc biệt. Mỗi bé đều có một cách thể hiện khác nhau nhằm thể hiện nét tính cách riêng. Vì thế cha mẹ cần đặc biệt lưu ý nhằm nhận biết được đặc điểm của con nhằm có cách giáo dục trẻ 18 tháng tuổi phù hợp nhất. Tham khảo gợi ý chi tiết trong bài viết sau đây của Edupace.

>>>> Xem thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học và cách để vượt qua nỗi sợ

1. Cách giáo dục trẻ 18 tháng tuổi chuẩn khoa học

Ở từng giai đoạn khác nhau, từng trẻ sẽ có khả năng nhận thức riêng biệt. Vì thế cha mẹ và gia đình cần linh động vận dụng những phương pháp dạy trẻ 18 tháng tuổi phù hợp với mỗi trẻ. Gia đình không những là người thân mà còn là người thầy, bạn đồng hành với con trong giai đoạn phát triển sau này. Vai trò của cha mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ để giúp con có một tính cách đúng đắn.

1.1 Thể hiện tình cảm với con bằng hành động 

Cha mẹ nên thường xuyên thể hiện tình cảm yêu thương gần gũi với con qua những cử chỉ nhỏ như ôm, nói yêu thương, vỗ về con để con hiểu được tình cảm của mọi người dành cho mình. Bởi lẽ, trẻ 18 tháng tuổi đã bắt đầu nhận biết và hiểu những câu nói yêu thương từ ông bà, cha mẹ.

Ba mẹ chơi cùng con và thể hiện tình cảm bằng hành động
Ba mẹ chơi cùng con và thể hiện tình cảm bằng hành động

Bên cạnh những cử chỉ gần gũi, thân mật, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian chơi đùa với con. Trẻ 18 tháng tuổi sẽ rất hay tò mò về nhiều điều xung quanh cuộc sống, vì thế mà cha mẹ hãy luôn chia sẻ và nói chuyện với trẻ để giúp con tiếp thu thêm nhiều điều mới lạ, bổ ích. Không những thế còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn bên trong trẻ.

>>>> Xem thêm: Cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh không cần la mắng nặng lời

1.2 Khuyến khích trẻ phát triển cả về cá nhân và xã hội

Đây là thời điểm bố mẹ có thể dạy bé chú ý đến chính mình, các thói quen thường ngày và những quan tâm của bố mẹ dành cho bé mỗi ngày (ăn, chơi, tắm giặt, mặc quần áo). Tập cho bé nói chuyện với bố mẹ và làm mẫu để bắt chước một vài động tác nhỏ, tự làm một vài việc như đút ăn, tự cởi quần áo,… Việc này sẽ tạo tiền đề giúp bé trở nên tự lực hơn sau này.

Dạy trẻ tự làm một số kỹ năng
Dạy trẻ tự làm một số kỹ năng

>>>> Xem thêm: 6 phương pháp dạy con học tiếng Việt lớp 1 hiệu quả, dễ hiểu

1.3 Giúp trẻ tăng khả năng vận động

Thông qua việc tiếp xúc với đồ chơi hoặc các vật dụng trong gia đình, bố mẹ có thể hướng dẫn bé tập các động tác linh hoạt của đôi tay. Bé bắt đầu chơi nhiều hơn, tập ghép các đồ vật lại với nhau. Xếp những tảng bê tông thành hình tháp để làm đổ xuống. .. Vì thế, bố mẹ nên lựa chọn các đồ chơi đơn giản để bé làm quen và khám phá.

  • Giúp bé tập vẽ nguệch ngoạc.
  • Nhún nhảy theo nhạc.
  • Dạy trẻ học chơi bóng.
Cho trẻ tự đánh răng
Cho trẻ tự đánh răng

>>>> Xem thêm: 10 trò chơi team building cho trẻ em vui vẻ và năng động

1.4 Hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ

Bé cần được bố mẹ nói chuyện thường xuyên trong thời gian dài vì bé có thể phát triển kỹ năng nghe hiểu người khác rồi sau đó bé mới giải thích cho người khác hiểu. Bé có thể không nói được, cũng không sao, điều quan trọng là bố mẹ có thể dạy cho bé nói tên từng sự vật, trình bày mong muốn của bé qua lời nói, phản hồi lại mỗi khi bé hỏi.

Dạy bé sử dụng một vài từ ngữ thân quen. Dạy bé: Biết phân biệt 2 màu sắc, hình dạng, kích cỡ của đồ vật Biết nói thành lời. Biết lắng nghe và tuân theo các quy tắc hướng dẫn (ví dụ: “ngồi xuống “). Khi trẻ đủ 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và có thể kết hợp cả hai từ với nhau. Ở giai đoạn này trẻ nói và hiểu được trật tự câu. Bé biết chỉ được tối thiểu là sáu bộ phận trên thân thể.

Dạy trẻ hướng phát triển ngôn ngữ
Dạy trẻ hướng phát triển ngôn ngữ

1.5 Khuyến khích vận động thô

Bé có thể tự di chuyển, đi lại độc lập, rất thích chạy nên bố mẹ hãy đảm bảo không gian xung quanh an toàn để bé vận động và tự mình di chuyển. Việc thực hành những động tác chạy, nhảy cao, leo trèo, chơi đùa với bóng,… là cơ hội rất tốt giúp bé luyện tập và phát triển kỹ năng vận động của bé.

>>>> Xem thêm: Kinh nghiệm dạy con học toán lớp 6 hiệu quả bố mẹ cần biết

1.6 Phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ

Đối với trẻ 18 tháng tuổi nếu cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu sau: không chú ý, hay nghe kém, không muốn nói chuyện, không chỉ hay vẫy tay, không biết nhắc lại những hướng dẫn cơ bản, chậm nói, phản ứng chậm, không phản ứng khi gọi tên, v.v Khi có những dấu hiệu trên cha mẹ nên chủ động liên lạc với bác sĩ để thăm khám và có hướng xử trí phù hợp, bởi đây là một trong số ít những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tự kỷ,…

Bài viết liên quan:

Trên đây là các cách giáo dục trẻ 18 tháng tuổi một cách khoa học nhất mà Edupace muốn chia sẻ. Dạy trẻ là cả một quá trình cần sự cố gắng rất nhiều từ phía bố mẹ. Vì thế mọi người nên đồng lòng kiên nhẫn để cho con có một môi trường học tập tốt nhất.

Đánh giá bài viết post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan

200+ mẹo đặt tên con gái họ Võ hay không nên bỏ qua

Đặt tên con là việc làm rất quan trọng vì sẽ gắn bó với con suốt đời. Bố...

99+ cách đặt tên con trai họ Lê hợp phong thủy bố mẹ

Đặt tên con trai họ Lê vừa hay vừa ý nghĩa lại hợp phong thủy luôn là nỗi...

Hướng dẫn đặt tên con trai mệnh Thổ hợp phong thủy (mới 2024)

Đối với những bậc phụ huynh theo chủ nghĩa phong thủy, việc đặt tên con trai mệnh Thổ...

Đặt tên bắt đầu bằng chữ L cho bé trai, bé gái không đụng hàng

Bạn đang tìm những cái tên bắt đầu bằng chữ l cho con? Bạn muốn tham khảo danh...

99+ tips đặt tên con trai có chữ đệm là Minh mang ý nghĩa tài lộc

Bố mẹ đang tìm kiếm những tips đặt tên con trai có chữ đệm là Minh mang ý...

Luận Giải Chồng 1990 Vợ 1991 Sinh Con Năm Nào Hợp Nhất?

Dưới góc độ tâm linh, biết chồng 1990 vợ 1991 sinh con năm nào hợp sẽ giúp con...

Con gái tuổi Dần sinh tháng nào tốt? 12 tháng mang lại phúc khí

Theo phong thủy, khi sinh con gái tuổi Dần bố mẹ nên chọn ngày tháng để đứa bé...

Chọn năm sinh con thứ 3 hợp tuổi cả nhà như thế nào?

Chọn năm sinh con thứ 3 hợp tuổi cả nhà có lẽ là một quyết định quan trọng...