Bạn đang tìm kiếm các cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh khéo léo, hiệu quả tại nhà cho con? Cùng Edupace tìm ra câu trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Giữ bình tĩnh, không cố tranh luận với con
Khi con tỏ ra thái độ bướng bỉnh và không chịu nghe lời, bố mẹ cần giữ bình tĩnh và không nên quát mắng con. Bởi sự cáu giận của bố mẹ trong lúc này có thể khiến con thêm căng thẳng và chống đối lại. Hãy cố gắng tìm ra lý do mà con cáu giận để giải quyết nhé!
>>>> Xem thêm: Bé 1 tuổi biết làm gì? Hành trình phát triển kỳ diệu của bé yêu
2. Không ép buộc và cho con quyền lựa chọn
Ở độ tuổi lên 7, con đã bắt đầu có những suy nghĩ, định hướng riêng nên đôi khi sẽ không muốn làm theo yêu cầu của cha mẹ. Vậy nên lúc này thay vì ép buộc con, bố mẹ hãy khéo léo đưa ra những phương án để con lựa chọn. Như vậy, bé sẽ cảm thấy không bị bắt ép và trở nên vui vẻ, nghe lời.
3. Phân giải đúng – sai khi con đã bình tĩnh
Lúc bé đang cáu giận, nếu bố mẹ cứ nhất định quát mắng và tranh luận thì con sẽ càng trở nên bướng bỉnh và khó hợp tác. Vậy nên, bố mẹ hãy đợi đến lúc con bình tĩnh trở lại và nhẹ nhàng giải thích đúng sai cho trẻ. Qua đó, cả hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung và hiểu nhau hơn.
>>>> Xem thêm: Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Thời điểm vàng cho bé
4. Tôn trọng con
7 tuổi là giai đoạn con đã bắt đầu trở nên nhạy cảm và cần được lắng nghe, thẻ hiện bản thân. Do đó, thay vì quá bao bọc con, bố mẹ hãy cho con có không gian riêng và được quyết định những việc nhỏ. Như vậy, bé sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và không trở nên bướng bỉnh.
5. Nói “nên” thay vì “không nên”
Một trong những cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh hiệu quả chính là việc bố mẹ nói “nên” thay vì “không nên”. Bởi lẽ, nếu phụ huynh sử dụng quá nhiều câu phủ định sẽ khiến con nhận quá nhiều thông tin ngược và phải xử lý công việc dạng khẳng định. Vậy nên, hãy tập nói những câu “nên” để bé có thể dễ dàng định hướng và làm theo.
>>>> Xem thêm: Giải đáp nên cho trẻ đi học từ mấy tuổi là phù hợp nhất?
6. Đặt ra quy tắc và hình phạt rõ ràng khi con không vâng lời
Việc đặt ra quy tắc và hình phạt rõ ràng sẽ khiến bé dễ dàng nhận thức được hành động mình làm là tốt hay xấu. Từ đó, con sẽ hình thành suy nghĩ nếu như mình làm đúng sẽ có thưởng và làm sai sẽ có hình phạt nghiêm khắc. Đặc biệt, khi còn làm đúng đừng quên khen ngợi và khích lệ tinh thần bé nhé.
>>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi học gì ở trường mầm non? Bố mẹ nào cũng nên biết
7. Tránh nói những những lời tiêu cực với con
Khi con không làm theo ý mình, rất nhiều bố mẹ sẽ có xu hướng mất bình tĩnh và nói những lời lẽ tiêu cực, mang ý chỉ trích, dọa dẫm bé. Chính những câu nói ấy sẽ làm con bị kích động và trở nên ngày càng bướng bỉnh. Vậy nên, hãy cố gắng bình tĩnh và khuyên nhủ để bé có thể nhận thức được hành vi của mình.
8. Phớt lờ những yêu cầu không thỏa đáng của con
Nếu ba mẹ luôn chiều chuộng và làm theo ý con thì rất dễ khiến bé trở nên đòi hỏi và khó bảo. Và khi không còn được đáp ứng các mong muốn, con rất dễ nổi nóng, quấy khóc và gào thét. Do đó, với những đòi hỏi quá đáng của con, bố mẹ có thể phớt lờ để con tự nhận thức không phải lúc nào cũng có được những gì mình muốn.
>>>> Xem thêm: 6 phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả
9. Hãy gần gũi, trò chuyện với con nhiều hơn
Việc bé cáu giận, buồn bực đều có lý do và để giải quyết bố mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Qua đó, việc gần gũi, trò chuyện với bé là điều hết sức cần thiết. Như vậy, con sẽ cảm thấy mình được lắng nghe, chia sẻ, quan tâm và không còn trở nên bướng bỉnh.
10. Xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc cho trẻ
Khi còn nhỏ, các bé sẽ rất dễ bắt chước, học theo các hành động của người lớn. Bên cạnh đó, nếu như bố mẹ cãi nhau và sử dụng những lời nói thiếu lịch sự thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Do đó, hãy xây dựng và mang đến cho con một gia đình êm ấm, hạnh phúc và luôn lắng nghe nhau.
11. Cho con thời gian để tự suy nghĩ
Sau khi đã tâm sự và trò chuyện với con xong, bố mẹ nên để con ở một mình trong phòng hãy không gian yên tĩnh để tự suy nghĩ. Bố mẹ cũng không nên quan sát hay cố gắng hỏi han, tránh làm con mất tập trung. Đây cũng chính là lúc con có thể nhìn nhận lại bản thân và suy nghĩ về lỗi sai của mình.
>>>> Xem thêm: Cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh, mẹ không cần quát mắng
12. Giữ lời hứa với trẻ
Khi được nhận lời hứa từ người lớn, trẻ sẽ đặt hết toàn bộ sự tin tưởng, yêu mến của mình vào đó. Cho nên, nếu như bố mẹ đã hứa điều gì với trẻ, hãy cố gắng thu xếp và thực hiện nó. Trong trường hợp xảy ra những việc đột xuất, hãy xin lỗi con và cam kết sẽ làm nó vào dịp khác.
Bài viết liên quan:
- 10 cách dạy trẻ mầm non học chữ cái hiệu quả dành cho ba mẹ
- Top 10 bí quyết giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 6
- Kinh nghiệm chuyển trường tiểu học cho con năm 2024
- Bé 4 tuổi cần học những gì? Bí quyết phát triển toàn diện
Hy vọng qua bài viết vừa rồi, các bậc phụ huynh có thể hiểu thêm và lựa chọn được cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh phù hợp cho con. Cảm ơn các bạn đã lựa chọn chúng tôi để tham khảo thông tin. Đừng quên theo dõi Edupace để cập nhật những nội dung thú vị khác nhé!