7+ Cách giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại

Việc giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại cho trẻ em là vô cùng quan trọng. Đây là kỹ năng thiết yếu giúp trẻ tự bảo vệ bản thân trước những kẻ xấu, đồng thời góp phần xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh. Hãy cùng Edupace chung tay đẩy lùi vấn nạn xâm hại trẻ em vì một tương lai tươi sáng và an toàn cho thế hệ tương lai.

>>>> Xem thêm: Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là gì? Có cần thiết không?

1. Không cho người lạ lại gần

Không cho người lạ lại gần đây là bài học đầu tiên và vô cùng quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại. Trẻ cần giữ khoảng cách an toàn với người lạ, không nên đi theo, trò chuyện hay tiếp nhận quà bánh từ họ. Nếu cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi, trẻ cần báo cho người lớn mà trẻ tin tưởng như bố mẹ, ông bà, thầy cô hoặc chú bảo vệ.

Tuyệt đối không cho người lạ lại gần trẻ
Tuyệt đối không cho người lạ lại gần trẻ

2. Dạy trẻ không cho người khác chạm vào cơ thể

Cha mẹ cần dạy trẻ hiểu rõ đâu là những bộ phận riêng tư trên cơ thể và không ai được phép chạm vào mà không có sự đồng ý của trẻ. Giải thích cho trẻ hiểu rằng những hành động đụng chạm vào vùng kín, ngực hoặc bắt bé thực hiện những hành vi nhạy cảm là hành động xấu và cần phải nói “không” ngay lập tức.

Dạy trẻ la lớn khi có người lạ muốn chạm vào cơ thể
Dạy trẻ la lớn khi có người lạ muốn chạm vào cơ thể

>>>> Xem thêm: Top 20 các loại rau củ cho bé ăn dặm dễ chế biến

3. Kỹ năng chống trả với người xấu

Khi rơi vào tình huống nguy hiểm bị kẻ xấu tấn công, trẻ cần biết cách phản kháng để bảo vệ bản thân. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà cha mẹ nên dạy cho trẻ:

  • Dạy trẻ la hét, kêu cứu bằng giọng to nhất có thể khi bị người lạ tấn công hoặc đe dọa.
  • Chỉ bé hét lên những cụm từ như “Cứu tôi”, “Có người xấu”, “Giúp tôi” để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.
  • Hướng dẫn trẻ cách đánh vào những điểm yếu của cơ thể kẻ tấn công như đầu gối, bụng, háng,…
  • Dạy trẻ chạy trốn khỏi kẻ xấu khi có cơ hội và tìm đến nơi an toàn như nhà người quen, đồn công an, khu vực đông người,…
  • Bắt trẻ ghi nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ, người thân để có thể liên lạc khi gặp nguy hiểm.
Giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại cho trẻ em
Giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại cho trẻ em

4. Dạy trẻ không cho người lạ vào nhà

Trẻ em thường hiếu động, tò mò và dễ tin người, do đó dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Kẻ xấu có thể giả vờ là người thân, hàng xóm hoặc nhân viên bưu điện,… để dụ dỗ trẻ mở cửa cho họ vào nhà. Vì vậy, ba mẹ nên dặn dò trẻ nếu gặp bất kỳ ai đáng ngờ hoặc có người cố gắng dụ dỗ, lừa gạt, trẻ phải báo ngay cho bố mẹ hoặc công an khi gặp nguy hiểm.

Dặn dò bé không cho người lạ vào nhà khi ba mẹ vắng nhà
Dặn dò bé không cho người lạ vào nhà khi ba mẹ vắng nhà

>>>> Xem thêm: Luyện Easy cho bé 1 tháng tuổi có nên hay không?

5. Kỹ năng giao tiếp bằng tay

Kỹ năng giao tiếp bằng tay là một phương pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại đơn giản.

Cách thực hiện:

  • Ngón cái: Cho phép tiếp xúc thân mật nhất, chỉ dành cho những người thân ruột như bố mẹ, ông bà.
  • Ngón trỏ: Cho phép tiếp xúc gần gũi, có thể áp dụng với họ hàng, thầy cô, bạn bè thân thiết.
  • Ngón giữa: Tiếp xúc xã giao, phù hợp với những người quen biết hoặc người lạ trong môi trường an toàn.
  • Ngón áp út: Mức độ cảnh giác, chỉ cho phép vẫy tay chào hoặc những hành động giao tiếp từ xa.
  • Ngón út: Biểu thị cho sự cấm đoán, thể hiện việc từ chối mọi tiếp xúc và cần được bảo vệ ngay lập tức.
Quy tắc giao tiếp bằng bàn tay mà ba mẹ cần phải biết
Quy tắc giao tiếp bằng bàn tay mà ba mẹ cần phải biết

6. Phản xạ khi bị người lạ dẫn đi

Dạy trẻ la hét thật to “không”, “cứu giúp”, “có người lạ” khi gặp người lạ cố gắng tiếp cận hoặc có hành vi đụng chạm không phù hợp. Khuyến khích trẻ cào, cắn, đá và sử dụng mọi sức mạnh để chống lại kẻ xâm hại. Lưu ý nhắc nhở trẻ thường xuyên về tầm quan trọng của việc bảo vệ bản thân.

Nếu bị người lạ dắt đi thì dạy bé hét to nhất có thể
Nếu bị người lạ dắt đi thì dạy bé hét to nhất có thể

>>>> Xem thêm: Các trường công nhận trẻ từ mấy tuổi? Quy định ba mẹ cần biết

7. Dạy trẻ không tiết lộ thông tin cá nhân

Dạy trẻ cách bảo vệ thông tin cá nhân là một kỹ năng sống thiết yếu mà cha mẹ cần trang bị cho con em mình. Ví dụ như tên, địa chỉ nhà, số điện thoại, hình ảnh,… cần được giữ bí mật. Khuyến khích trẻ đặt mật khẩu cho các thiết bị điện tử cá nhân, hãy nói với cha mẹ về những nội dung khiến trẻ cảm thấy lo lắng hoặc không thoải mái.

Không được tiết lộ thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội
Không được tiết lộ thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội

Bài viết liên quan:

Việc giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại là trách nhiệm chung của gia đình và xã hội. Edupace hy vọng những kỹ năng trên có thể giúp ba mẹ về việc hướng dẫn con khi gặp phải những tình huống xấu.

Đánh giá bài viết post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan

200+ mẹo đặt tên con gái họ Võ hay không nên bỏ qua

Đặt tên con là việc làm rất quan trọng vì sẽ gắn bó với con suốt đời. Bố...

99+ cách đặt tên con trai họ Lê hợp phong thủy bố mẹ

Đặt tên con trai họ Lê vừa hay vừa ý nghĩa lại hợp phong thủy luôn là nỗi...

Hướng dẫn đặt tên con trai mệnh Thổ hợp phong thủy (mới 2024)

Đối với những bậc phụ huynh theo chủ nghĩa phong thủy, việc đặt tên con trai mệnh Thổ...

Đặt tên bắt đầu bằng chữ L cho bé trai, bé gái không đụng hàng

Bạn đang tìm những cái tên bắt đầu bằng chữ l cho con? Bạn muốn tham khảo danh...

99+ tips đặt tên con trai có chữ đệm là Minh mang ý nghĩa tài lộc

Bố mẹ đang tìm kiếm những tips đặt tên con trai có chữ đệm là Minh mang ý...

Luận Giải Chồng 1990 Vợ 1991 Sinh Con Năm Nào Hợp Nhất?

Dưới góc độ tâm linh, biết chồng 1990 vợ 1991 sinh con năm nào hợp sẽ giúp con...

Con gái tuổi Dần sinh tháng nào tốt? 12 tháng mang lại phúc khí

Theo phong thủy, khi sinh con gái tuổi Dần bố mẹ nên chọn ngày tháng để đứa bé...

Chọn năm sinh con thứ 3 hợp tuổi cả nhà như thế nào?

Chọn năm sinh con thứ 3 hợp tuổi cả nhà có lẽ là một quyết định quan trọng...