Chơi các game có sử dụng tiếng Anh giúp trẻ được cọ xát tốt hơn
Bạn đang tìm kiếm các cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh khéo léo, hiệu quả tại nhà cho con? Cùng Edupace tìm ra câu trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé!
Khi con tỏ ra thái độ bướng bỉnh và không chịu nghe lời, bố mẹ cần giữ bình tĩnh và không nên quát mắng con. Bởi sự cáu giận của bố mẹ trong lúc này có thể khiến con thêm căng thẳng và chống đối lại. Hãy cố gắng tìm ra lý do mà con cáu giận để giải quyết nhé!
>>>> Xem thêm: Bé 1 tuổi biết làm gì? Hành trình phát triển kỳ diệu của bé yêu
Ở độ tuổi lên 7, con đã bắt đầu có những suy nghĩ, định hướng riêng nên đôi khi sẽ không muốn làm theo yêu cầu của cha mẹ. Vậy nên lúc này thay vì ép buộc con, bố mẹ hãy khéo léo đưa ra những phương án để con lựa chọn. Như vậy, bé sẽ cảm thấy không bị bắt ép và trở nên vui vẻ, nghe lời.
Lúc bé đang cáu giận, nếu bố mẹ cứ nhất định quát mắng và tranh luận thì con sẽ càng trở nên bướng bỉnh và khó hợp tác. Vậy nên, bố mẹ hãy đợi đến lúc con bình tĩnh trở lại và nhẹ nhàng giải thích đúng sai cho trẻ. Qua đó, cả hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung và hiểu nhau hơn.
>>>> Xem thêm: Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Thời điểm vàng cho bé
7 tuổi là giai đoạn con đã bắt đầu trở nên nhạy cảm và cần được lắng nghe, thẻ hiện bản thân. Do đó, thay vì quá bao bọc con, bố mẹ hãy cho con có không gian riêng và được quyết định những việc nhỏ. Như vậy, bé sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và không trở nên bướng bỉnh.
Một trong những cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh hiệu quả chính là việc bố mẹ nói “nên” thay vì “không nên”. Bởi lẽ, nếu phụ huynh sử dụng quá nhiều câu phủ định sẽ khiến con nhận quá nhiều thông tin ngược và phải xử lý công việc dạng khẳng định. Vậy nên, hãy tập nói những câu “nên” để bé có thể dễ dàng định hướng và làm theo.
>>>> Xem thêm: Giải đáp nên cho trẻ đi học từ mấy tuổi là phù hợp nhất?
Việc đặt ra quy tắc và hình phạt rõ ràng sẽ khiến bé dễ dàng nhận thức được hành động mình làm là tốt hay xấu. Từ đó, con sẽ hình thành suy nghĩ nếu như mình làm đúng sẽ có thưởng và làm sai sẽ có hình phạt nghiêm khắc. Đặc biệt, khi còn làm đúng đừng quên khen ngợi và khích lệ tinh thần bé nhé.
>>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi học gì ở trường mầm non? Bố mẹ nào cũng nên biết
Khi con không làm theo ý mình, rất nhiều bố mẹ sẽ có xu hướng mất bình tĩnh và nói những lời lẽ tiêu cực, mang ý chỉ trích, dọa dẫm bé. Chính những câu nói ấy sẽ làm con bị kích động và trở nên ngày càng bướng bỉnh. Vậy nên, hãy cố gắng bình tĩnh và khuyên nhủ để bé có thể nhận thức được hành vi của mình.
Nếu ba mẹ luôn chiều chuộng và làm theo ý con thì rất dễ khiến bé trở nên đòi hỏi và khó bảo. Và khi không còn được đáp ứng các mong muốn, con rất dễ nổi nóng, quấy khóc và gào thét. Do đó, với những đòi hỏi quá đáng của con, bố mẹ có thể phớt lờ để con tự nhận thức không phải lúc nào cũng có được những gì mình muốn.
>>>> Xem thêm: 6 phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả
Việc bé cáu giận, buồn bực đều có lý do và để giải quyết bố mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Qua đó, việc gần gũi, trò chuyện với bé là điều hết sức cần thiết. Như vậy, con sẽ cảm thấy mình được lắng nghe, chia sẻ, quan tâm và không còn trở nên bướng bỉnh.
Khi còn nhỏ, các bé sẽ rất dễ bắt chước, học theo các hành động của người lớn. Bên cạnh đó, nếu như bố mẹ cãi nhau và sử dụng những lời nói thiếu lịch sự thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Do đó, hãy xây dựng và mang đến cho con một gia đình êm ấm, hạnh phúc và luôn lắng nghe nhau.
Sau khi đã tâm sự và trò chuyện với con xong, bố mẹ nên để con ở một mình trong phòng hãy không gian yên tĩnh để tự suy nghĩ. Bố mẹ cũng không nên quan sát hay cố gắng hỏi han, tránh làm con mất tập trung. Đây cũng chính là lúc con có thể nhìn nhận lại bản thân và suy nghĩ về lỗi sai của mình.
>>>> Xem thêm: Cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh, mẹ không cần quát mắng
Khi được nhận lời hứa từ người lớn, trẻ sẽ đặt hết toàn bộ sự tin tưởng, yêu mến của mình vào đó. Cho nên, nếu như bố mẹ đã hứa điều gì với trẻ, hãy cố gắng thu xếp và thực hiện nó. Trong trường hợp xảy ra những việc đột xuất, hãy xin lỗi con và cam kết sẽ làm nó vào dịp khác.
Bài viết liên quan:
Hy vọng qua bài viết vừa rồi, các bậc phụ huynh có thể hiểu thêm và lựa chọn được cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh phù hợp cho con. Cảm ơn các bạn đã lựa chọn chúng tôi để tham khảo thông tin. Đừng quên theo dõi Edupace để cập nhật những nội dung thú vị khác nhé!
This post was last modified on 27/03/2025 16:55
Thủ tục nhập học cho trẻ mầm non là câu hỏi được đông đảo phụ…
Tuổi Thân và tuổi Tỵ có hợp nhau không? Là 2 con giáp nằm trong…
Tuổi Dậu là con giáp được biết đến với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán,…
Chắc hẳn ba mẹ nào cũng từng háo hức dõi theo từng bước phát triển…
Vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 6, trẻ con rất bướng bỉnh, chống đối…
Tuổi Bính Tý cưới năm 2024 được không là thắc mắc của không ít người…
Lễ cúng đầy tháng là một nghi thức truyền thống ý nghĩa của người Việt…
Bạn đang tìm kiếm mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói đơn giản, dễ…
Sự phát triển của bé trong giai đoạn 18 tháng tuổi gắn liền với những…