Nhiều ba mẹ lo ngại việc cho con đi học quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức của bé. Nhưng cũng có không ít người cho rằng cho con học sớm sẽ giúp con giỏi hơn. Vậy có nên cho trẻ đi học sớm không? Thực tế, việc cho bé bắt đầu đi học quá sớm có thể gây ra không ít tác hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của con. Nhằm giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo nội dung sau từ Edupace nhé!
>>>> Xem thêm: 6 tuổi học lớp mấy theo quy định của Bộ Giáo dục?
1. Có nên cho trẻ đi học sớm?
Thực sự có nên cho trẻ đi học sớm không? Đưa con đi học sớm nếu phù hợp với thể chất của con thì có thể không gây tác hại nào. Thậm chí, học sớm có thể phù hợp cho khả năng của con.
1.1 Như thế nào được tính là trẻ đi học sớm?
Trước hết, ba mẹ hiểu đơn giản rằng, đi học sớm tức là cho con học các cấp sớm hơn độ tuổi quy định của pháp luật. Thông thường, con vào 5 – 6 tuổi sẽ là lúc học mẫu giáo. Nhưng đôi khi, ba mẹ sẽ cho con học sớm hơn 1 – 2 năm. Tức là, con đã học mẫu giáo khi chỉ vừa mới 3 – 4 tuổi.
>>>> Xem thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học và cách để vượt qua nỗi sợ
1.2 Những ưu điểm khi cho trẻ khi đi học sớm
Việc cho con đi học sớm nếu xét về một mức độ nào đó, có thể cho con nhiều lợi ích như:
- Tăng sự tự tin cho bé: Mầm non là môi trường cho bé mở rộng giao tiếp, gặp bạn bè và thầy cô thường xuyên hơn thay vì chỉ tiếp xúc với người thân và gia đình. Đây là cơ hội để bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ và sự tự tin.
- Rèn tính tự lập: Ngày nay, trường mầm non sẽ giúp con tự lập một số kỹ năng như mặc quần áo, đi vệ sinh, ăn cơm,… Những thói quen này giúp con chủ động, tạo tiền đề cho tư duy tự lập sau này.
- Học thêm kiến thức mới: Con được học hát, đọc thơ, vẽ, diễn kịch, học ngoại ngữ,… Những môn học này kích thích sự phát triển não bộ cho bé.
- Quy trình chăm sóc khoa học: Các bé được xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Từ đó, môi trường giáo dục giúp con phát triển toàn diện hơn.
>>>> Xem thêm: 10+ cách làm đồ dùng học tập bằng giấy đẹp, cute, đơn giản dễ làm
2. 5 tác hại khi ba mẹ cho bé đi học quá sớm
Tuy nhiên, việc cho con đi học quá sớm cũng có thể gây ra không ít tác hại khôn lường. Nhất là khi thể chất con vẫn chưa phát triển đủ để tiếp nhận những thay đổi từ môi trường. Các tác hại có thể xảy ra khi con học quá sớm như:
2.1 Con dễ hoảng sợ, rối loạn tâm lý sớm
Nhiều bé thường có cảm giác lo sợ vì phải rời xa vòng tay ba mẹ sớm. Các bé có thể xuất hiện tâm lý chống đối hoặc tiêu cực sau này. Để phòng trường hợp này, ba mẹ có thể trò chuyện trước cùng với con để con có tâm lý vững vàng và sẵn sàng hơn.
2.2 Khó tiếp thu và theo kịp các bạn
Trẻ đi học quá sớm có thể não bộ chưa đủ phát triển để tiếp thu lượng kiến thức và theo kịp các bạn cùng lớp. Điều này lâu dần dễ khiến con mấy hướng thú học tập, con dễ chán nản hơn trong việc học.
>>>> Xem thêm: 6 phương pháp dạy con học tiếng Việt lớp 1 hiệu quả, dễ hiểu
2.3 Dễ mất sự sáng tạo
Đôi khi, sự giáo dục có tính rập khuôn, không phù hợp có thể khiến con bị bào mòn sự sáng tạo và tính tò mò. Thêm nữa, khi con học sớm, một số bé chán nản, không hứng thú học tập nên có xu hướng chống đối, không thích sáng tạo.
2.4 Áp lực việc học đặt nặng
Thực tế hiện nay, một số trường mầm non bắt đầu cho con học tính toán, chữ cái hoặc đánh vần,… những kiến thức này có thể khá nặng. Lâu dần, việc học trở thành gánh nặng của con, khiến con không còn thích học.
2.5 Não bộ bé chưa kịp phát triển
Các bé nhỏ tuổi có não bộ vẫn chưa đủ phát triển để tiếp nhận nhiều thông tin. Điều này không phải do con kém thông minh mà là vẫn chưa đến lúc thích hợp để con bắt đầu học.
>>>> Xem thêm: 15 Cách Dạy Bé Học Chữ Cái Nhanh Thuộc, Tạo Hứng Thú Và Niềm Vui
3. Độ tuổi hợp lý nhất để trẻ đi học mầm non
Luật giáo dục nhà nước có duy định rằng:
- Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập được nhận trẻ em từ 3 tháng – 3 tuổi: Mục đích nhà trẻ là giúp các bé phát triển hài hòa về nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm – xã hội.
- Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập được nhận trẻ em từ 3 tuổi – 6 tuổi: Mục đích của trường là chỉ dẫn, định hướng để bé phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, kỹ năng xã hội và tình cảm.
Bên cạnh đó, tuổi vào lớp 1 là 6 tuổi và tính theo năm. Tuổi vào lớp 6 là 11 tuổi vào tính theo năm. Tuổi vào lớp 10 là 15 tuổi và tính theo năm.
Bài viết liên quan:
- Thủ Tục Nhập Học Lớp 1 Cần Chuẩn Bị Những Giấy Tờ Gì?
- Các Phần Mềm Quản Lý Bán Trú Mầm Non Chất Lượng
- Top 63 Câu Đố Cho Học Sinh Tiểu Học Hay Nhất Kèm Đáp Án
- Tự học piano tại nhà? Hướng dẫn các bước cơ bản nhất
- Mẫu đơn xin không đi tham quan của học sinh các cấp năm 2024
Trên đây là giải thích từ Edupace về vấn đề có nên cho trẻ đi học sớm không. Nhìn chung, việc học tập của con nên phù hợp với khả năng của con. Học quá sớm đôi khi lại phản tác dụng, không có lợi cho con. Do đó, ba mẹ cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực sự cho con đi học nhé!