Giáo dục con

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học và cách để vượt qua nỗi sợ

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học sẽ rất non nớt, cần được bố mẹ hết sức quan tâm. Vì vậy, làm thế nào để có thể hiểu được cảm xúc của con và khắc phục vấn đề này? Hãy đọc những nội dung dưới đây của Edupace để biết thêm chi tiết!

>>>> Xem thêm: 6 Tuổi Học Lớp Mấy Theo Quy Định Của Bộ Giáo Dục?

1. Làm thế nào để hỗ trợ tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học?

Để chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đi học, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây. Cần lưu ý rằng, đây chỉ là cách hỗ trợ và không nên kỳ vọng rằng nó sẽ giải quyết mọi vấn đề. Bởi việc này cũng là một phần trong hành trình phát triển của trẻ.

1.1. Cho bé tới trường tham quan trước khi nhập học

Để giảm bớt sự lo lắng và lạ lẫm cho trẻ, cha mẹ có thể cùng bé tới trường trước ngày khai giảng. Điều này bao gồm việc dạo quanh sân trường, khám phá phòng học, tìm hiểu vị trí nhà vệ sinh. Ngoài ra còn có thể kiểm tra dãy cầu thang, và quan trọng nhất là xác định nơi cha mẹ sẽ đón con sau giờ học.

Cha mẹ có thể dẫn con tới trường trước khi bắt đầu học

1.2. Cùng con tham gia buổi học đầu tiên

Nếu được phép từ phía trường học, cha mẹ có thể xin ý kiến của giáo viên để tham gia cùng con trong buổi học đầu tiên. Việc này sẽ làm cho trẻ cảm thấy an tâm hơn khi có người thân ở bên cạnh.

Đồng hành cùng con trong buổi học đầu tiên

1.3. Vừa chơi vừa học cùng con

Khi ở nhà, cha mẹ có thể đóng vai làm giáo viên để cùng con học và chơi. Việc này giúp tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học dễ dàng thích ứng với các hoạt động tại trường học. Trẻ sẽ nhận ra sự tương đồng. Từ đó cảm thấy thoải mái hơn và ít cảm thấy lo sợ khi đến lớp.

Cha mẹ có thể đóng vai làm giáo viên để con đỡ bỡ ngỡ

>>>> Xem thêm: Những Tựa Game Học Tiếng Anh Cho Bé Thú Vị Nhất Hiện Nay

1.4. Giúp bé hiểu đi học cũng là một trò chơi

Thay vì tuân thủ theo quy định trường học, cha mẹ có thể tạo sự mới mẻ bằng cách đặt ra những thử thách. Ví dụ như sử dụng đồng hồ đếm giờ để xem trẻ có thể hoàn thành công việc đó nhanh chóng đến mức nào.

Tạo những thử thách như một trò chơi cho bé

1.5. Kể chuyện về thời đi học của ba mẹ

Ngoài những điều trên, cha mẹ có thể chia sẻ thêm về thời đi học khi ở độ tuổi giống con. Nếu vẫn còn giữ ảnh, phụ huynh có thể đưa cho con xem hoặc ảnh chụp của những người lớn trong gia đình mà con biết.

Cho trẻ xem ảnh sẽ giúp con cảm thấy an tâm hơn

1.6. Hỗ trợ bé tạo thói quen mới

Ngoài việc chuẩn bị tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học, con cũng cần tạo những thói quen mới để có buổi học đầy đủ và đúng giờ. Dưới đây là một số thói quen mà con có thể bắt đầu thực hiện trước ngày nhập học:

  • Ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi ngày.
  • Chuẩn bị quần áo vào buổi tối trước ngày học.
  • Ăn sáng cùng gia đình vào lúc 7:00.
Bé nên tập những thói quen bổ ích trước khi đi học

>>>> Xem thêm: Thủ Tục Nhập Học Lớp 1 Cần Chuẩn Bị Những Giấy Tờ Gì?

1.7. Lắng nghe mong muốn của trẻ

Để hiểu rõ tâm lý của trẻ, việc tìm hiểu và lắng nghe cảm xúc cũng như mong muốn là phương pháp tốt nhất. Khi trẻ bắt đầu biết một điều gì mới, những cảm xúc như lo lắng, sợ hãi, hay hứng khởi là điều hoàn toàn tự nhiên.

Quan trọng nhất là phải hiểu rõ cảm xúc và nguyện vọng của trẻ

1.8. Tạm biệt và hẹn gặp lại bé sau buổi học

Như cha mẹ đã hiểu, tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học thường rất lo lắng và sợ hãi. Do đó, có thể xảy ra trường hợp con khóc và không muốn xa cha mẹ. Để giải quyết, cha mẹ có thể tạm biệt và hứa hẹn gặp lại con vào buổi chiều sau giờ học.

Phụ huynh nên đón con trước khi giờ học kết thúc

2. Vấn đề về tâm lý của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học

Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con có thể cân bằng được cảm xúc khi bắt đầu tới trường. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những cảm xúc mà trẻ 2 tuổi thường phải đối mặt khi bắt đầu học.

2.1. Lo lắng và sợ hãi

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học thường có cảm giác sợ hãi và lo lắng. Theo thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc – Unicef, một phần của nỗi sợ này nằm trong hiện tượng lo âu chia ly. Điều cụ thể là khi trẻ phải rời xa cha mẹ để bước vào một môi trường mới hoàn toàn xa lạ và khác biệt.

Cha mẹ có thể tìm cách hiểu và làm dịu đi tâm lý của trẻ

>>>> Xem thêm: Cẩm Nang Cách Dạy Con Học Lớp 1 Bố Mẹ Nên Biết

2.2. Thường xuyên giận dỗi

Khi mong muốn không được đáp ứng, bé có thể bày tỏ sự giận dỗi. Thực tế là, ở độ tuổi 2, nhiều trẻ vẫn chưa có khả năng kiểm soát mong muốn của mình. Điều này có nghĩa là các bé không thể tự chống lại cám dỗ ngay lập tức để hy vọng nhận được phần thưởng trong tương lai.

Phụ huynh nên hiểu rõ mong muốn của bé hơn

2.3. Có thái độ chống đối

Khi lên 2, tâm lý của trẻ vẫn đang phát triển. Do đó, khả năng kiểm soát cảm xúc chưa ổn định. Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học phản ứng quá mức trước các tình huống xung quanh. Một hiện tượng mà nhiều cha mẹ gọi là “khủng hoảng tuổi 2”.

Khi bắt đầu học, việc tiếp xúc với môi trường mới khiến trẻ cảm thấy bất an và sợ hãi, dẫn đến việc thể hiện cảm xúc mạnh mẽ. Thực tế, đây là cách mà trẻ đối mặt với những thách thức mới trong cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn hơn khi trẻ thể hiện những biểu hiện như khóc to, ăn vạ, hoặc ném đồ vật.

Cha mẹ nên bình tĩnh dỗ con khi có thái độ không tốt

2.4. Muốn tự ra quyết định cho bản thân

Trẻ 2 tuổi thường muốn tự làm theo ý mình, như việc chọn quần áo hay tự đeo ba lô. Cha mẹ không cần phải lo lắng quá mức hoặc cản trở. Bởi bé đang học cách tự lập trong cuộc sống hàng ngày.

Thay vì ngăn cản, cha mẹ nên tạo điều kiện thuận lợi nhất để bé có thể tự quyết định mọi thứ trong cuộc sống của mình. Quan trọng nhất là không nên thay thế vai trò quyết định của bé trong mọi tình huống.

Nên để trẻ em tự quyết định thư mình yêu thích

>>>> Xem thêm: Làm Thế Nào Để Giáo Dục Giới Tính Cho Học Sinh Tiểu Học Đúng Cách?

2.5. Nói “Không” với mọi thứ

Cha mẹ có thể nhận thấy rằng tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học thường rất thích sử dụng từ “không”. Theo các chuyên gia, đây được coi là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Cách mà bé thể hiện sự thách thức đối với những giới hạn mà người thân đặt ra.

Việc bé hay sử dụng từ “không” là hoàn toàn bình thường

3. Khi nào bố mẹ cần sự trợ giúp tới từ chuyên gia tâm lý?

Theo thông tin từ Hệ thống y tế quốc tế Johns Hopkins, nếu bạn nhận thấy tâm lý của trẻ từ 2 – 3 tuổi có những biểu hiện sau đây khi bắt đầu đi học. Đó là dấu hiệu cần sự hỗ trợ từ phía cha mẹ, giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý.

  • Trẻ thường xuyên khóc, nổi cáu và xung đột với bạn bè.
  • Trẻ không thể tự thực hiện các nhiệm vụ như vệ sinh cá nhân, không thể đến trường đúng giờ,…
  • Trẻ thể hiện nhiều cảm xúc như buồn bã, tức giận, khóc lóc; đồng thời ít quan tâm đến các hoạt động trong lớp học.
Bố mẹ cần để ý tới bé khi có các biểu hiện lạ trên

Bài viết liên quan: 

Có thể nói, tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học đa phần là giống nhau. Chính vì lẽ đó, cha mẹ cần phải chuẩn bị và tìm hiểu trước để giúp con không cảm thấy lo sợ. Đặc biệt luôn trò chuyện và chơi đùa cùng bé. Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích, hãy đánh giá 5 sao cho Edupace ở phía bên dưới nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

This post was last modified on 27/03/2025 16:57

Bài viết mới nhất

  • Giáo dục con

Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập học cho trẻ mầm non năm 2024

Thủ tục nhập học cho trẻ mầm non là câu hỏi được đông đảo phụ…

27/03/2025
  • Phong Thủy Sinh Con

Tuổi Thân và Tuổi Tỵ Có Hợp Nhau Không? – Giải Đáp Chi Tiết

Tuổi Thân và tuổi Tỵ có hợp nhau không? Là 2 con giáp nằm trong…

27/03/2025
  • Phong Thủy Sinh Con

Tuổi Dậu khắc với người tuổi nào nhất trong làm ăn, hôn nhân?

Tuổi Dậu là con giáp được biết đến với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán,…

27/03/2025
  • Giáo dục con

Bé 1 tuổi biết làm gì? Hành trình phát triển kỳ diệu của bé yêu

Chắc hẳn ba mẹ nào cũng từng háo hức dõi theo từng bước phát triển…

27/03/2025
  • Giáo dục con

Top 10 bí quyết giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 6

Vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 6, trẻ con rất bướng bỉnh, chống đối…

27/03/2025
  • Phong Thủy Sinh Con

Giải Đáp Tuổi Bính Tý Cưới Năm 2024 Được Không?

Tuổi Bính Tý cưới năm 2024 được không là thắc mắc của không ít người…

27/03/2025
  • Phong Thủy Sinh Con

Cách cúng đầy tháng cho bé trai theo đúng phong tục

Lễ cúng đầy tháng là một nghi thức truyền thống ý nghĩa của người Việt…

27/03/2025
  • Giáo dục con

8 mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói hiệu quả, dễ áp dụng

Bạn đang tìm kiếm mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói đơn giản, dễ…

27/03/2025
  • Giáo dục con

Cách giáo dục trẻ 18 tháng tuổi phát triển toàn diện

Sự phát triển của bé trong giai đoạn 18 tháng tuổi gắn liền với những…

27/03/2025