Phong Thủy Sinh Con

Chi phí mang thai và sinh con sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu?

Việc tính toán rõ ràng chi phí mang thai và sinh con sẽ giúp các cặp đôi không cảm thấy lo lắng quá nhiều khi đón con yêu chào đời. Gia đình cần lập kế hoạch bắt đầu từ khi mẹ bầu bắt đầu mang thai. Hãy cùng Edupace.tin khám phá xem chi phí sinh con bao gồm những hạng mục nào trong bài viết này nhé!

>>>> Tham khảo: Cách tính sinh con trai theo bát quái | Hướng dẫn chi tiết 2024

1. Những chi phí mang thai và sinh con cần thiết

Bạn có biết cần chuẩn bị đủ bao nhiêu tiền để có thể sinh con? Để biết thêm chi tiết về các chi phí cần thiết trong quá trình này, hãy theo dõi và đọc những nội dung dưới đây của DoLearning.

1.1. Chi phí mua đồ cho em bé

Khi chuẩn bị đón con yêu ra đời, ba mẹ cần tính toán kỹ chi phí mua sắm cho bé. Không chỉ là quần áo, sữa, mà còn nhiều đồ dùng khác như xe nôi, cũi, khăn, tã, bình sữa… Các vật dụng này không rẻ và cần mua nhiều lần. Vì vậy, ba mẹ nên lập kế hoạch từ 2-3 tháng trước ngày sinh.

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chú ý đến việc bố trí nhà cửa sao cho phù hợp với bé. Có thể phải sửa sang, thay đổi một số tiện ích trong nhà để đảm bảo an toàn cho bé. Ví dụ như lắp lan can, che các góc cạnh sắc nhọn, dọn dẹp không gian… Đây cũng là một khoản chi phí đáng kể mà ba mẹ cần lưu ý.

Cuối cùng, ba mẹ cũng nên tận dụng những nguồn lực có sẵn để tiết kiệm chi phí mang thai và sinh con. Một trong những cách đơn giản là sử dụng quần áo cũ của người thân hoặc bạn bè. Những bộ quần áo này thường mềm mại, dễ chịu cho da bé và không cần phải mua mới. Đây là một cách vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường.

Gia đình sẽ cần chi nhiều tiền để chuẩn bị đồ dùng cho bé

>>>> Tham khảo: Chồng mệnh Thổ vợ mệnh Thủy sinh con mệnh gì?

1.2. Chi phí bồi bổ cho mẹ trước và sau khi đi đẻ

Sau khi sinh con, mẹ cần được chăm sóc kỹ lưỡng tại bệnh viện để tránh nhiễm trùng,… Đồng thời, mẹ cũng cần ăn uống đủ chất để nhanh chóng hồi phục và có sữa nuôi con. Gia đình không cần phải chuẩn bị những món xa xỉ. Chỉ cần bữa ăn đa dạng và cân bằng, với chi phí khoảng 65.000 đồng/bữa trở lên. 

Tùy theo phương pháp sinh, mẹ có thể phải nằm viện từ 2-3 ngày đến hơn một tuần. Vì vậy cần tính toán chi phí ăn uống hợp lý nhất. Nhiều bệnh viện hiện nay cung cấp các gói sinh con có bao gồm cả dinh dưỡng cho mẹ bầu, giúp họ an tâm hơn và thưởng thức bữa cơm thật ngon miệng.

Gia đình cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé

1.3. Viện phí khi sinh con

Chi phí mang thai và sinh con là một khoản chi tiêu lớn cho nhiều hộ gia đình, bao gồm cả việc khám thai thường xuyên và trả tiền cho bệnh viện khi sinh con. Vì vậy, khi biết mình có thai, các cặp đôi nên có kế hoạch trước về nơi khám thai và sinh con để kiểm soát tài chính. 

Mẹ bỉm cần tính thêm chi phí nằm viện. Nếu sinh thường, mẹ sẽ ở bệnh viện 2-3 ngày. Nếu sinh mổ mẹ sẽ ở bệnh viện dài hơn, từ 5-7 ngày. Thực tế có những trường hợp thai phụ có thai kỳ bình thường và muốn sinh thường, nhưng khi đến ngày sinh có thể gặp phải các biến cố bất ngờ. Do đó cần chuẩn bị cả chi phí cho trường hợp này để thanh toán dễ dàng hơn. 

Nếu mẹ bầu nằm tại bệnh viện lâu hơn thì giá sẽ cao hơn

Dù chi phí là một vấn đề quan trọng, mẹ vẫn nên chọn sinh con tại những bệnh viện tiên tiến, có thể đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về chuyên môn, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ. Thực tế có những tai biến trong thai kỳ và khi sinh con có thể nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé, chỉ có thể phòng ngừa và xử lý kịp thời nhờ sự trợ giúp của các thiết bị y tế hiện đại. 

Bên cạnh đó, đi đẻ là thời điểm mẹ và bé cần được chăm sóc đặc biệt để quá trình sinh con trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, không bị lo lắng. Do đó, một gói thai sản tại những bệnh viện chất lượng cao là lựa chọn lý tưởng giúp mẹ bầu được tận hưởng một chế độ chăm sóc toàn diện, nhất quán và liên tục từ khi mang thai đến khi sinh con.

Bệnh viện càng hiện đại thì giá thành sẽ nhỉnh hơn so với thông thường

>>>> Tham khảo: Chồng 1997 vợ 1999 sinh con năm nào hợp, chuẩn phong thủy?

1.4. Bảo hiểm thai sản

Khi có thêm thành viên mới, gia đình bạn sẽ phải chi nhiều hơn. Bảo hiểm thai sản giúp bạn giảm bớt gánh nặng kinh tế. Đồng thời đảm bảo mẹ và bé được hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất.

Mẹ bầu có thể tham gia nhiều gói bảo hiểm sức khỏe khác nhau để tăng thêm quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến thời gian chờ và quy định của từng công ty bảo hiểm. Bạn cũng cần xem xét chi phí, ngân sách, chất lượng và danh sách bệnh viện của gói bảo hiểm mà bạn muốn mua.

 

Bảo hiểm thai sản sẽ ảnh hưởng tới chi phí mang thai và sinh con

>>>> Tham khảo: Cách tính sinh con trai theo lịch Trung Quốc mới và dễ hiểu nhất

1.5. Chi phí vượt cạn

Hiện nay, bạn có thể chọn cách sinh con theo tự nhiên hoặc phẫu thuật. Nếu sinh tự nhiên ở bệnh viện nhà nước, mẹ sẽ mất khoảng 1 – 3 triệu đồng. Nếu sinh phẫu thuật, chi phí sẽ tăng lên trung bình 3 – 5 triệu đồng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sinh ở các bệnh viện quốc tế. Tuy nhiên, giá thành sẽ cao hơn rất nhiều. Nếu sinh tự nhiên, mẹ sẽ phải trả từ 15-20 triệu đồng. Nếu chọn phẫu thuật, chi phí có thể lên đến từ 30-60 triệu đồng.

Giá thành sẽ phụ thuộc vào bệnh viện và phương pháp lựa chọn

1.6. Chi phí nằm viện sau sinh

Mẹ bỉm sẽ phải ở bệnh viện từ 1 đến 3 ngày sau khi sinh. Chi phí này phụ thuộc vào loại phòng thường hay VIP. Gia đình sẽ phải trả từ khoảng 8 đến 10 triệu đồng cho phòng thường. Từ 25 đến 60 triệu đồng cho phòng VIP ở các bệnh viện quốc tế. Đó là những chi phí cố định, chưa kể đến việc ăn uống để bổ sung dinh dưỡng và sữa cho con.

Vậy nên, mẹ bầu cần tính toán kỹ lưỡng chi phí mang thai và sinh con, cũng như lập kế hoạch tài chính, chi tiêu hợp lý. Nếu biết cách quản lý, bạn sẽ giảm bớt áp lực về ngân sách khi sinh con.

Bạn cần tính toán kỹ lưỡng các chi phí khi nằm viện

>>>> Tham khảo: Chồng 1991 vợ 1995 sinh con năm nào hợp nhất hiện nay?

2. Một số lưu ý cho mẹ bầu lần đầu sinh

Đối với mẹ bầu lần đầu sinh, đây sẽ là một trải nghiệm đầy hoang mang, lo âu. Chính vì vậy, để việc sinh nở suôn sẻ, mẹ bỉm cần chuẩn bị kỹ càng những điều cần thiết khi đi đẻ, cụ thể như sau:

2.1. Chọn bệnh viện đạt tiêu chuẩn để sinh con

Trước hết, mẹ bỉm cần chọn cơ sở y tế có chuyên môn cao, cơ sở vật chất tốt. Bởi các biến chứng sau sinh như nhiễm trùng, băng huyết, vàng da, bệnh võng mạc có thể xảy ra với bất kỳ sản phụ nào. Vì vậy nên chọn bệnh viện có liên khoa Sản, Sơ sinh gần nhau để kịp thời can thiệp.

Tiêu chí thứ hai là chất lượng dịch vụ, chi phí mang thai và sinh con tại của bệnh viện. Mẹ và bé cần được chăm sóc đặc biệt trong quá trình sinh nở. Một phòng nội trú thoáng mát, tiện nghi sẽ giúp bạn thư giãn, nghỉ ngơi. Mẹ bỉm cũng nên biết các dịch vụ chăm sóc trước và sau sinh,…

Bạn cần lựa chọn bệnh viện có thể đáp ứng nhu cầu của mình

2.2. Chuẩn bị đồ dùng cần thiết khi đi đẻ

Trước khi đi sinh, ba mẹ phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ quan trọng, bao gồm căn cước công dân, thẻ bảo hiểm (nếu có) và hồ sơ thai kỳ gồm các kết quả siêu âm, xét nghiệm để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng của mẹ và bé.

Mẹ cũng nên mang theo vài bộ đồ (để thay khi ra viện). Và các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội đầu, sữa tắm, khăn quàng, tất chân tay để tránh bị lạnh sau khi sinh.

Đối với giỏ đồ cho bé, mẹ cần chuẩn bị những đồ sau:

  • Áo ngắn tay, dài tay
  • Quần dài
  • Mũ đội đầu
  • Tất tay, tất chân
  • Khăn quấn cho bé
  • Khăn sữa
  • Bông y tế
  • Tã giấy hoặc bỉm
  • Máy hút sữa
  • Gối mềm
  • Chăn mền loại nhỏ
Những vật dụng cần có trong túi của mẹ khi đi sinh

Không chỉ có mẹ và bé, mà bố cũng cần chuẩn bị một số thứ cần thiết. Việc này giúp chăm sóc mẹ ở viện dễ dàng hơn. Dưới đây là một số gợi ý cho bố khi đưa mẹ đi đẻ:

  • Ngoài tiền viện phí, cần có sẵn một số tiền mặt để thanh toán các chi phí mang thai và sinh con như đi lại, gửi xe, mua đồ linh tinh…
  • Mang theo điện thoại, sạc dự phòng để có thể liên lạc với người thân và ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của mẹ và bé
  • Mang đồ dùng vệ sinh cá nhân để tiện ở lại trong viện chăm sóc mẹ, một đôi dép hoặc giày thoải mái để dễ dàng di chuyển.
Bố có thể mang theo tiền, sạc pin để tiện cho việc ở lại trông mẹ

>>>> Tham khảo: Chồng 1989 Vợ 1995 Sinh Con Năm Nào Hợp?

2.3. Chuẩn bị tâm lý đi sinh

Sinh con là một điều kỳ diệu, mặc dù đau đớn nhưng cũng là khoảnh khắc đẹp đẽ của các bà mẹ. Để vượt qua giai đoạn chuyển dạ dài từ 8 – 10 giờ, thậm chí vài ngày, mẹ cần có sức khỏe và tinh thần tốt. Khi ngày sinh đến gần, bạn cần chuẩn bị tâm lý thật vững. Đây là cách để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh mà nhiều phụ nữ gặp phải. 

Bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm của những người đã từng trải qua cơn gò chuyển dạ, cách chịu đựng và khắc phục cơn đau. Nếu không chuẩn bị tâm lý kỹ, bạn có thể cảm thấy lo âu, hay bị trầm cảm sau sinh. Mẹ bầu cũng có thể xin sự giúp đỡ của người thân trong những tháng đầu tiên sau khi sinh.

Việc chuẩn bị sẵn tâm lý tốt là điều cần thiết của mẹ bỉm

2.4. Cẩn trọng khi tham gia phương tiện giao thông

Lái xe (đặc biệt là xe máy) trong khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro không mong muốn cho bạn và bé. Do đó, bạn nên tránh lái xe trong hai tam cá nguyệt đầu tiên và hoàn toàn không nên lái xe khi bụng bầu to. Lúc này, bạn đã tăng cân nhiều, khó vận động nên dễ xảy ra tai nạn khi lái xe, từ đó sẽ làm tốn nhiều chi phí mang thai và sinh con.

Nếu không có cách nào khác ngoài việc di chuyển bằng xe máy, bạn hãy tuân thủ những quy tắc như đội mũ bảo hiểm, đi giày thoải mái, không lái xe vào giờ cao điểm hoặc khi trời mưa, chọn xe nhẹ và dễ điều khiển…

Mẹ bầu cần chú ý cẩn thận khi tham gia phương tiện giao thông

>>>> Tham khảo: 5 Cách Chọn Tuổi Sinh Con Út Hợp Tuổi Bố Mẹ Tha Hồ Hút “Tài Lộc”

2.5. Tìm hiểu kỹ về kiến thức chăm sóc hậu sản

Sau khi sinh con, cơ thể mẹ cần 6 tuần để phục hồi và ổn định. Bạn nên chú ý đến sức khỏe của mình trong thời gian này. Điều này giúp tránh những vấn đề có thể gặp phải, như dịch tụ trong tử cung, viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng máu, viêm động mạch… 

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên nghỉ ngơi đủ, ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng và vận động nhẹ nhàng… Khi cảm thấy mệt mỏi, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân để cơ thể được hồi phục nhanh chóng.

Mẹ bầu nên đọc các loại sách về chăm sóc sau sinh để hiểu rõ thêm

Bài viết liên quan: 

Chi phí mang thai và sinh con là một vấn đề mà nhiều gia đình đang rất quan tâm khi quyết định có con. Qua những chia sẻ trên của Edupace.tin, chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã dự tính được số tiền cần chuẩn bị để từ đó lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Nếu biết cách kiểm soát, bố mẹ sẽ giảm được nhiều nỗi lo về ngân sách. 

5/5 - (1 bình chọn)

This post was last modified on 11/11/2024 15:38

Bài viết mới nhất

  • Phong Thủy Sinh Con

200+ mẹo đặt tên con gái họ Võ hay không nên bỏ qua

Đặt tên con là việc làm rất quan trọng vì sẽ gắn bó với con…

11/11/2024
  • Phong Thủy Sinh Con

99+ cách đặt tên con trai họ Lê hợp phong thủy bố mẹ

Đặt tên con trai họ Lê vừa hay vừa ý nghĩa lại hợp phong thủy…

11/11/2024
  • Phong Thủy Sinh Con

Hướng dẫn đặt tên con trai mệnh Thổ hợp phong thủy (mới 2024)

Đối với những bậc phụ huynh theo chủ nghĩa phong thủy, việc đặt tên con…

11/11/2024
  • Phong Thủy Sinh Con

Đặt tên bắt đầu bằng chữ L cho bé trai, bé gái không đụng hàng

Bạn đang tìm những cái tên bắt đầu bằng chữ l cho con? Bạn muốn…

11/11/2024
  • Phong Thủy Sinh Con

99+ tips đặt tên con trai có chữ đệm là Minh mang ý nghĩa tài lộc

Bố mẹ đang tìm kiếm những tips đặt tên con trai có chữ đệm là…

11/11/2024
  • Phong Thủy Sinh Con

Luận Giải Chồng 1990 Vợ 1991 Sinh Con Năm Nào Hợp Nhất?

Dưới góc độ tâm linh, biết chồng 1990 vợ 1991 sinh con năm nào hợp…

11/11/2024
  • Phong Thủy Sinh Con

Con gái tuổi Dần sinh tháng nào tốt? 12 tháng mang lại phúc khí

Theo phong thủy, khi sinh con gái tuổi Dần bố mẹ nên chọn ngày tháng…

11/11/2024
  • Phong Thủy Sinh Con

Chọn năm sinh con thứ 3 hợp tuổi cả nhà như thế nào?

Chọn năm sinh con thứ 3 hợp tuổi cả nhà có lẽ là một quyết…

11/11/2024
  • Phong Thủy Sinh Con

200+ cách đặt tên con gái họ Hoàng hay và ấn tượng

Đặt tên con gái họ Hoàng sẽ đem tới may mắn, tài lộc cho con…

11/11/2024